1. Trước
khi Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam 2015 có hiệu lực
Theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự
2003, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị
can, bị cáo trong tố tụng hình nhằm để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có
căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét
xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người
có thẩm quyền. Bên cạnh đó, tại Điều 89 cũng quy định về chế độ tạm giữ, tạm
giam, theo đó nơi tạm giữ, tạm giam chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia
đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo Điều 21 Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BCA có hiệu
lực ngày 07/04/2014 có quy định: Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản
1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó,
Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ
án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ
chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định
đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ.
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1 Điều 21của Văn bản này có quy
định Việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở
bên ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ trong trường hợp cho gặp thân
nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác. Quy chế chỉ rõ, trưởng nhà tạm giữ,
giám thị trại tạm giam yêu cầu cán bộ thực hiện lệnh trích xuất giao đầy đủ các
văn bản hợp pháp để xem xét, kiểm tra nhằm bảo đảm trích xuất đúng người và lập
thủ tục giao nhận người được trích xuất, có ghi rõ tình trạng sức khoẻ của người
đó.
Cũng tại Khoản 2, Điều 22 Văn bản này quy định: “Người bị
tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác
và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm
giam quyết định thời gian gặp nhưng
không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng
thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân
nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp
người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của
Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Căn cứ vào quy định trên, thì việc gặp người thân đối với
người bị tạm, tạm giữ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án. Do đó, nếu việc gặp người thân có ảnh hưởng
đến quá trình điều tra vụ án thì cơ quan công an có quyền không cho người bị tạm
giam tiếp xúc với người thân. Như vậy, gia đình, thân nhân muốn được thăm nom
người thân của mình đang bị tam giam, tạm giữ cần làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn của vụ án.
Việc có được gặp hay không là hoàn toàn do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định,
chỉ khi được cơ quan thụ lý đồng ý thì gia đình bạn mới được vào thăm người bị
tạm giam. Vì vậy việc cơ quan công an không cho người thân vào thăm người bị bắt
tạm giam là có căn cứ và không trái với quy định pháp luật.
2. Sau
khi Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam 2015 có hiệu lực (hiện nay văn bản này đang
tạm hoãn thời hạn có hiệu lực).
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực vào ngày
1-7-2016 được đánh giá là một bước tiến mới, tạo cơ chế bảo vệ quyền lợi của
người bị tạm giữ, tạm giam cũng như điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng. Luật này cũng sẽ khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công
tác quản lý tạm giữ, tạm giam để nâng cao hiệu quả công tác này.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã xây dựng một điều (Điều
9) quy định cụ thể về tất cả những quyền cơ bản mà người bị tạm giữ, người bị tạm
giam được hưởng, những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện trong quá trình bị tạm giữ,
tạm giam. Theo đó, luật quy định người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền:
được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm;
được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ; được
thực hiện quyền bầu cử theo quy định; Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng
sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà,
nhận sách, báo, tài liệu. Và đặc biệt, trong điều khoản này quy định rõ về quyền được gặp thân nhân của người bị tạm
giam.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ,
người bị tạm giam chỉ được gặp thân nhân nếu được cơ quan thụ lý vụ án đồng ý.
Quy định này dẫn đến trong nhiều trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam
không được gặp thân nhân trong suốt quá trình bị tạm giữ, tạm giam. Tại Điều 22
đã thay thế quy định này bằng quy định
người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần
trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần
trong một tháng; việc thăm gặp do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Việc gặp
người bào chữa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Ngoài quy định được gặp thân nhân, luật này còn quy định
về việc người bị tạm giữ tạm giam được gặp đại
diện hợp pháp để thực hiện các giao dịch dân sự. Người bị tạm giữ, tạm giam
chưa có tội, mà khi quyền của họ bị hạn chế thì thiệt thòi rất nhiều đến quyền
dân sự. Thực tế Nhà nước đang gánh chịu thiệt thòi này nếu họ bị làm oan. Khi họ khởi kiện yêu cầu bồi thường thì việc
bồi thường thiệt hại này đang do Nhà nước bồi thường bằng ngân sách. Tuy nhiên,
thực tiễn áp dụng có tốt không còn tùy vào người thừa hành.
Điều 19 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam cũng quy định cụ
thể về các quyền bị hạn chế của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Theo đó
người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc,
thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực
hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng
ý của cơ quan đang thụ lý vụ án. Việc quy định rõ các quyền bị hạn chế của người
bị tạm giữ, tạm giam giúp tạo cơ chế để người bị tạm giữ, tạm giam và những người
có liên quan thực hiện các giao dịch dân sự theo đúng quy định và không bị cơ
quan chức năng làm khó khi thực hiện quyền của họ. Ngoài ra, Điều 35 Luật thi
hành tạm giữ, tạm giam cũng quy định cụ thể về người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng
tuổi. Đây là những quy định mang tính nhân đạo sâu sắc, nhằm bảo đảm sức khỏe
của người mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi, trẻ em. Cụ thể: người bị
tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được
khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe. Nếu
sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc
bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ
sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc
có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 3m2. Cơ sở
giam giữ phải tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét