1.
Trình tự giải quyết tố cáo
Việc giải
quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
2. Xác
minh nội dung tố cáo;
3. Kết
luận nội dung tố cáo;
4. Xử lý
tố cáo của người giải quyết tố cáo;
5. Công
khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2.
Hình thức tố cáo
1. Việc
tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
2. Trường
hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày,
tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố
cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố
cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo,
có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những
người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
3. Trường
hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố
cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và
yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ
nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo
trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội
dung tố cáo.
3.
Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời
hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với
vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết
tố cáo.
2. Trong
trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời
hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì
không quá 60 ngày.
4.
Trả lời nội dung tố cáo
1. Căn cứ
vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội
dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết
luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.
2. Kết
luận nội dung tố cáo phải có các nội dung sau đây:
a) Kết
quả xác minh nội dung tố cáo;
b) Kết
luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá
nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;
c) Các
biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền (nếu có).
5.
Tố cáo tiếp và giải quyết vụ việc tố cáo tiếp
1. Trong
thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp
trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo xem xét, xử lý như
sau:
a) Trong
trường hợp đã quá thời hạn giải quyết tố cáo mà vụ việc chưa được giải quyết hoặc
có nội dung tố cáo chưa được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải
quyết tố cáo phải giải quyết, đồng thời yêu cầu báo cáo rõ lý do về việc chưa
giải quyết tố cáo.
b) Đối với
tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát
hiện trong quá trình giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố
cáo thì yêu cầu người đã giải quyết tố cáo phải tiếp tục giải quyết tố cáo đó
theo thẩm quyền.
c) Khi
phát hiện một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải thụ lý, giải quyết
lại tố cáo đó.
d) Trong
trường hợp tố cáo tiếp không có tình tiết mới, không phát hiện dấu hiệu vi phạm
pháp luật thì không thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người
tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
2. Dấu
hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại tố cáo:
a) Có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có thể làm
thay đổi kết quả giải quyết tố cáo.
b) Có
sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận nội dung tố cáo.
c) Kết
luận nội dung tố cáo không phù hợp với những chứng cứ thu thập được.
d) Việc
xử lý người bị tố cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan không phù hợp với tính
chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đã được kết luận.
đ) Có bằng
chứng về việc người giải quyết tố cáo hoặc người tiếp nhận tố cáo, người xác
minh nội dung tố cáo đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc.
e) Có dấu
hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người bị tố cáo nhưng chưa được phát hiện.
3. Các
cơ quan thanh tra nhà nước xem xét việc giải quyết tố cáo do người đứng đầu cơ
quan cấp dưới trực tiếp của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp
đã giải quyết mà kết luận có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật được nêu
ở trên thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem
xét, giải quyết lại tố cáo đó.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét