1.
Phạt vi phạm hợp đồng
Chế tài phạt vi phạm được quy định trong các văn bản Bộ
luật dân sự 2005 (BLDS) và Luật thương mại 2005 đây được coi là một chế định quan
trọng để bảo vệ các bên trong quan hệ thương mại. Mục đích của chế tài phạt vi
phạm nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng thương mại. Đây là cũng là căn cứ có lợi cho bên bị thiệt hại khi khởi kiện phía gây thiệt hại.
Luật thương mại 2005 quy định tại Điều 300: "Phạt vi
phạm là việc một bên phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong
hợp đồng có quy định". Theo quy định trên thì chủ thể có quyền đòi phạt vi
phạm là bên bị vi phạm, chủ thể có nghĩa vụ là bên vi phạm, khách thể trong quan
hệ này mà các bên hướng tới là một khoản tiền phạt vi phạm.
Căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm: Luật thương mại
2005 quy định hành vi vi phạm hợp đồng thương mại và yếu tố lỗi (suy đoán) của
bên vi phạm hợp đồng và có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng là
ba căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm.
Thứ nhất, Hành vi
vi phạm hợp đồng được hiểu: "là việc một bên không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật này" (Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005). Tuy nhiên, với tư cách là căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm nói chung và các chế tài thương mại khác thì cần phải xem xét vấn đề hành vi vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản hay không cơ bản. Khoản 3 Điều 13 Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm: "Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng" .Để chế định phạt vi phạm hợp đồng có thể phát huy hết khả năng trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên thì trong hợp đồng khi tiến hành soạn thảo các thỏa thuận thì các bên cần có quy định về các trường hợp phạt vi phạm cũng như điều kiện tiến hành phạt vi phạm một cách chi tiết và cụ thể nhất. Để khi có vi phạm xảy ra các bên không phải lúng tung trong việc xác định tính đúng sai của sự việc, cũng như xảy ra các tranh chấp không đáng có trong quan hệ hợp tác, cũng như dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quan hệ làm ăn hiện tại cũng như trong tương lai.
không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật này" (Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại 2005). Tuy nhiên, với tư cách là căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm nói chung và các chế tài thương mại khác thì cần phải xem xét vấn đề hành vi vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản hay không cơ bản. Khoản 3 Điều 13 Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm: "Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng" .Để chế định phạt vi phạm hợp đồng có thể phát huy hết khả năng trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên thì trong hợp đồng khi tiến hành soạn thảo các thỏa thuận thì các bên cần có quy định về các trường hợp phạt vi phạm cũng như điều kiện tiến hành phạt vi phạm một cách chi tiết và cụ thể nhất. Để khi có vi phạm xảy ra các bên không phải lúng tung trong việc xác định tính đúng sai của sự việc, cũng như xảy ra các tranh chấp không đáng có trong quan hệ hợp tác, cũng như dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quan hệ làm ăn hiện tại cũng như trong tương lai.
Thứ hai, trong quan hệ hợp đồng thương mại, bên vi phạm hợp
đồng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, vấn đề xác định lỗi trong việc vi
phạm hợp đồng thương mại đối với chủ thể là tổ chức thì căn cứ vào lỗi của người
đại diện cho tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng. Đó là lỗi trong việc
không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng với những thỏa
thuận trong hợp đồng đều được suy đoàn là có lỗi (trừ trường hợp bên vi phạm chứng
minh được là mình không có lỗi). Khi áp dụng chế tài thương mại bên bị vi phạm
không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.
Thứ hai, theo quy định của Luật Thương mại 2005 phạt vi
phạm chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể trong hợp
đồng. Điều này có nghĩa phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên nên một bên
không thể yêu cầu bên kia phải chịu phạt vi phạm nếu các bên không có sự thỏa
thuận trong hợp đồng.
Vấn đề mức phạt vi phạm. Tại Điều 301 Luật Thương mại quy
định: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với
nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật
này". Còn theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 quy định về mức phạt vi phạm
hợp đồng được áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức vi phạm do các bên tự thỏa
thuận (Khoản 2 Điều 422 BLDS). Điều này có thể hiểu là các bên có quyền tự ý lựa
chọn mức phạt vi phạm mà không hề bị khống chế bởi quy định của pháp luật.
2.Bồi
thường thiệt hại hợp đồng
Đây là một loại chế tài được áp dụng rất phổ biến khi có
vi phạm hợp đồng mua bán gây thiệt hại cho bên vi phạm. Theo Điều 229, Khoản 1
Luật thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra” Theo
Điều 230 của Luật thương mại để có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại cần
phải có đủ các yếu tố sau: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại vật chất;
Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất;
Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố nói trên thì
không thể đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, đối với yếu tố “lỗi của
bên vi phạm”, lỗi được xác định theo nguyên tắc suy đoán lỗi. Tức là cứ có vi
phạm hợp đồng thì có thể suy đoán bên vi phạm hợp đồng. Muốn thoát trách nhiệm,
bên vi phạm phải chứng minh được là mình không có lỗi (Điều 231).
Điều 229, Khoản 1, Luật thương mại quy định: “Số tiền bồi
thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ
được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây
ra. Số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn giá trị tổn thất và khoản lợi
đáng lẽ được hưởng” Theo đó, số tiền bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm hai khoản:
Thứ nhất là bên vi phạm phải bồi thường là giá trị tổn thất thực tế trực tiếp.
Thứ hai, bên vi phạm phải bồi thường là khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có
quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.
Mặc dù, lỗi được xác định trên cơ sở suy đoán lỗi nhưng
khi áp dụng loại chế tài này, bên đòi bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng
minh tổn thất và mức độ tổn thất (Điều 231, Luật thương mại) khi khởi kiện.
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những
tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. 2. Giá trị bồi
thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ
được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
Căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294
của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố
sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây
ra thiệt hại.
Nghĩa
vụ chứng minh tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất,
mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Nghĩa
vụ hạn chế tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện
pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng
lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường
thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu
giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế
được.
Quyền
yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng
hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm
hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ
quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời
gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.
3. Quan hệ giữa chế
tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:
Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường, cần lưu ý mối quan hệ
giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Với bản chất của hợp đồng, các bên
trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về các hình thức chế tài phù hợp với quy định
của pháp luật. Các bên có quyền thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền
phạt vi phạm hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại, hoặc có thể thỏa thuận
áp dụng cả hai hình thức chế tài là phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
Điều 307 Luật thương mại 2005 quy định:
" Quan hệ giữa
chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm
thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật
này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên
bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại,
trừ trường hợp Luật này có quy định khác."
5.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Điều 223, Khoản 1 Luật thương mại 2005 quy định: “Buộc thực
hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và
bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh”. Như vậy, chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng hợp đồng cho dù để thực hiện được,
bên vi phạm phải áp dụng biện pháp nào hay phải chịu phí tổn như thế nào?
Theo Điều 223, Khoản 2, chế tài này được áp dụng trong
các trường hợp: giao hàng thiếu; giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ
không đúng hợp đồng. Trong trường hợp giao hàng thiếu, chế tài này quy định rằng
bên vi phạm phải giao đủ hàng theo đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, tức
là phải giao đúng về số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ, mẫu mã... Đối với
việc giao hàng kém chất lượng, cung cấp dịch vụ không đúng hợp đồng, bên vi phạm
phải tìm cách loại trừ các khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ.
Trong trường hợp này, Luật thương mại còn quy định thêm rằng bên vi phạm có thể
giao hàng khác để thay thế hàng kém chất lượng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng
hợp đồng, tuy nhiên “không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, dịch vụ
khác để thay thế, nếu không được sự chấp thuận của bên có quyền lợi bị vi phạm”
Trên thực tế, khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, để bảo
vệ quyền lợi cho mình, bên bị vi phạm không phải lúc nào cũng cứng nhắc đòi bên
kia thực hiện đúng nghĩa vụ như giao hàng thêm (nếu giao hàng thiếu), hay tìm
biện pháp khắc phục khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế bằng hàng hóa khác (nếu
giao hàng kém chất lượng), nhất là trong trường hợp bên vi phạm gặp nhiều khó
khăn và chi phí để làm được như vậy và thậm chí bên bị vi phạm cũng có thể bị
thiệt hại hơn. Trong trường hợp này, tức là khi bên vi phạm không thực hiện
theo các quy định nói trên, tại Điều 223, Khoản 3 và 4 của Luật thương mại cũng
thể hiện sự linh hoạt khi quy định cụ thể rằng: Bên có quyền lợi bị vi phạm có
quyền mua hàng hay nhận cung ứng dich vụ của người khác để thay thế theo đúng
loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng. Khi đó, bên vi phạm phải bù chênh lệch
nếu có.
Nếu bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật,
thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp
lý. Theo quy định này, bên vi phạm phải trả “các chi phí thực tế hợp lý”. Nói
cách khác, nếu bên bị vi phạm viện cớ sửa chữa khuyết tật của hàng hóa để đòi
bên kia các chi phí không liên quan đến việc sửa chữa khuyết tật đó hoặc đòi
các chi phí vô lý quá cao so với thực tế thì bên vi phạm sẽ không phải trả các
chi phí đó.
Như vậy, buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài nhẹ nhất
trong các chế tài và là tiền đề để thực hiện các chế tài khác.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét