Thứ nhất: trở ngại về hòa
giải cấp cơ sở:
Luật Đất đai 2013, được cụ thể hơn ở Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 quy định về thủ tục hòa giải tranh
chấp đất đai như sau: Khi nhận được đơn yêu cầu, UBND cấp xã có trách nhiệm
thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ,
tài liệu liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc, quá trình sử dụng và hiện
trạng sử dụng đất; thành lập hội đồng hòa giải, thành phần gồm: chủ tịch hoặc
phó chủ tịch UBND làm chủ tịch hội đồng; đại diện ủy ban MTTQ xã; tổ trưởng tổ
dân phố (đô thị) hoặc trưởng thôn, ấp (nông thôn); đại diện một số hộ dân sinh
sống lâu đời tại xã, biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất đó; cán
bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại
diện hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên; tổ chức họp
hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều
có mặt. Trường hợp một bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là
việc hòa giải không thành.
Sau 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải
thành, nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội
dung đã thống nhất trong biên bản thì chủ tịch UBND xã tổ chức lại cuộc họp hội
đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản
hòa giải thành hoặc không thành.
Như vậy, so với Luật Đất đai 2003, để khắc phục
những hạn chế của cơ chế hòa giải cũ, cơ chế mới của Luật Đất đai 2013 đã tạo ra
nhiều bất cập khác, như: tổ chức hòa giải do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã
chủ trì thay cho việc do UBND chủ trì; thời hạn hòa giải là 45 ngày thay vì 30
ngày.
Việc thành lập hội đồng hòa giải có cả người dân
sống gần phần đất tranh chấp, tổ trưởng dân phố, trưởng ấp, trưởng thôn... rồi
hội đồng phải thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu
thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá
trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất... thì luật cũ không quy định có
thẩm quyền này.
Thứ hai: Trở ngại khi khởi kiện.
Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể tại điều
202 là các trường hợp tranh chấp phải qua hòa giải ở cơ sở trước khi khởi kiện
tại Tòa án. Điều 88 Nghị đinh 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết quá trình nhận đơn khiếu nại, các bước thu thập tài liệu, chứng cứ
chứng minh, thành lập Hội đồng hòa giải và các thành viên, hình thức làm việc
để tiến hành hòa giải ở cơ sở. Nhưng hầu hết Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện làm công tác hòa giải chưa thật sự quan tâm đến các quy định
nêu trên mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, máy móc, rập khuôn theo những cách làm cũ
làm cho công tác hòa giải không đảm bảo. Đây là thủ tục bắt buộc mà pháp luật
đã quy định nên khi đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án buộc Tòa phải trả lại
đơn do vi phạm, chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Cụ thể những sai sót thường gặp
là:
– Không tiến hành thủ tục hòa giải ở cơ sở theo
quy định để đương sự thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án.
– Việc hòa giải tranh chấp đất đai không thể
hiện bằng biên bản hòa giải mà chỉ có một biên bản làm việc ghi nhận ý kiến của
các bên đương sự và sau đó kết luận là không hòa giải được.
– Biên bản hòa giải không đảm bảo về mặt hình
thức, không có chữ ký của các thành viên tham gia hòa giải, không có xác nhận
hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn.
– Thành phần tham gia hòa giải không đảm bảo như
không có sự tham gia của Ủy ban Mặt trấn Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức
thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Không có mặt của tổ trưởng tổ
dân phố, trưởng thôn. Không có đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời
tại khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối
với thửa đất đó.
– Chưa thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân
phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung
cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
– Vi phạm thời hạn giải quyết là 45 ngày, kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (có trưởng hợp nhận
đơn nhưng không giải quyết hoặc để kéo dài trong nhiều năm dẫn đến việc khiếu
nại vượt cấp).
Thứ ba: Người dân chưa hiểu hết
quyền và nghĩ vụ của mình khi giải quyết tranh chấp đất đai
Thường người dân không
biết và không thể hiểu thấu đáo quyền và nghĩa vụ của mình khi giải quyết tranh
chấp đất đai tại cơ quan chức năng. Người dân mơ hồ về quyền và nghĩa vụ của
mình dẫn tới việc xác nhận bằng chứng, xác nhận lời khai một cách ngây ngô dẫn
tới hậu quả pháp lý bất lợi. Đến khi tòa án phán quyết mình bất lợi thì kháng
cáo Tòa án xử sai. Nhưng án tại hồ sơ, nên không thể làm thay đổi cục diện pháp
lý có lợi cho mình được.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét