Chứng thực khác gì với công chứng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi thực hiện các giao dịch cần phải công chứng, chứng thực. Công chứng và chứng thực trên thực tế sẽ có những điểm giống nhau và khác nhau về các mặt định nghĩa, thẩm quyền, bản chất, giá trị pháp lý. Quý khách cần nắm rõ vấn đề trên để thực hiện thủ tục theo đúng pháp luật. Sau đây là các nội dung cơ bản mà Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp về vấn đề trên.
Quy định pháp luật về chứng thực
Chứng thực là gì?
Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng chứng thực là gì. Nhưng có thể hiểu chứng thực là quá trình mà một cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký hoặc thông tin cá nhân của cá nhân hoặc tổ chức liên quan trong các mối quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính. Quá trình chứng thực giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan bằng cách đảm bảo rằng thông tin được xác nhận là chính xác và đáng tin cậy.
Phân loại chứng thực
Căn cứ khoản 1,2,3,4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực sau:
“Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
“Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Phân biệt giữa chứng thực và công chứng
Giống nhau
Công chứng và chứng thực đều là quá trình chứng nhận hoặc xác nhận tính có thực của một hợp đồng, giao dịch hoặc tài liệu nào đó. Cả hai quy trình này đảm bảo rằng các bên tham gia hợp đồng hoặc giao dịch đều có năng lực hành vi dân sự và đã tự nguyện tham gia ký kết hợp đồng hoặc giao dịch.
Công chứng và chứng thực đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tuân thủ theo quy định pháp luật
- Khách quan, trung thực (không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ)
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực
- Đảm bảo quy tắc đạo đức hành nghề
Khác nhau
Khi nào cần chứng thực, công chứng
Thứ nhất, đối với một số giấy tờ, văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật thì quý khách cần phải công chứng, chứng thực trong quá trình thực hiện thủ tục pháp lý thì văn bản, giấy tờ đó mới đảm bảo tính có hiệu lực.Các hợp đồng có cần công chứng, chứng thực |
- Các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở cần phải công chứng, chứng thực
- Các loại hợp đồng về tài sản gắn liền với đất là nhà ở cần phải công chứng, chứng thực
- Các loại văn bản về thừa kế cần phải công chứng, chứng thực
- Các loại văn bản về hôn nhân và gia đình cần phải công chứng, chứng thực
- Các loại văn bản về phương tiện vận tải cần phải công chứng, chứng thực
Nhận xét
Đăng nhận xét