Cùng nhau xây dựng nên Tập đoàn cà phê Trung Nguyên hùng mạnh, song hơn 3 năm nay vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ cuốn nhau vào vòng xoáy kiện tụng ly hôn, chia tài sản chung, chưa có hồi kết. Tại phiên tòa ngày 20/1/2019, ông Vũ đã phát ngôn “Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?” Bản chất của câu nói này có ý nghĩa gì xoay quanh nội chiến pháp lý của gia đinh Trung Nguyên.
Năm 2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo làm đơn khởi kiện xin ly hôn, trong đó đặt cụ thể 3 yêu cầu giải quyết, gồm: xin chấm dứt hôn nhân, đòi quyền trực tiếp nuôi 4 người con chung và chia tài sản chung.
Khi bà Thảo và luật sư đưa ra đề nghị ông Đặng Lê Nguyên Vũ cấp dưỡng cho 4 người con, mỗi người 5% cổ phần trong tổng số cổ phần mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu tại Tập đoàn Trung Nguyên và các con được kế nghiệp sản nghiệp của gia đình. Ông nói ông không quan trọng 5% hay bao nhiêu, bản thân ông không bao giờ quan tâm về tiền và tài sản cuối cùng ông cũng sẽ cho các con. “Ở đây không có ai vì tiền. Không ai đụng đến tiền. 20 năm nay, số tiền nó lớn lắm. Các ngân hàng chỉ ra trong đây chỉ là bề nổi mà thôi, không phải là bề chìm. Cô phải hiểu điều đó. Không có ai giành tiền. Mẹ, bà nội cũng không còn sống bao nhiêu. Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?”
Phiên toà diễn ra vẫn chưa có hồi kết vì ông Vũ tuy có phát ngôn không quan tâm tới tài sản nhưng phía bên đại diện ông Vũ lại tính theo chiều hướng chia cổ phần theo tỉ lệ 70:30. Vậy tại sao lại chia như vậy?
Thứ nhất, ngày 21/3/2018, Tòa kinh tế TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH), do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch HĐQT và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo về hành vi chiếm giữ con dấu của TNH và các công ty thành viên. Tòa yêu cầu bà Thảo trả lại cho Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bà Thảo đã chiếm đoạt. Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hai vật quan trong, chứng minh quyền sở hữu, quản lý công ty.
Thứ hai, bà Thảo yêu cầu đưa ông Vũ giám định tâm thần. Nếu kết quả giám định ông Vũ bị tâm thần thì bà Thảo sẽ là người giám hộ đương nhiên cho chồng mình (theo Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015). Lúc này, bà Thảo sẽ đại diện thực hiện các giao dịch và quản lý toàn bộ tài sản của người được giám hộ, tức là bà có toàn quyền quản lý công ty.
Thứ ba, sau khi Hội đồng xét xử giải thích, hòa giải thì bà Thảo muốn rút đơn ly hôn tại tòa nhưng vẫn yêu cầu Tòa án phải chia tài sản chung.
Thứ tư, bà Thảo yêu cầu được quyền nuôi con và đưa ra đề nghị ông Đặng Lê Nguyên Vũ cấp dưỡng cho 4 người con, mỗi người 5% cổ phần trong tổng số cổ phần mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu tại Tập đoàn Trung Nguyên và các con được kế nghiệp sản nghiệp của gia đình. Hiện tại, bà Thảo đang sở hữu 30% cổ phần công ty CP đầu tư Trung Nguyên, nếu bà được quyền nuôi con thì bà sẽ quản lý thêm 20% cổ phần trong công ty. Thêm vào đó, ngày 21/2/2019, Luật sư của bà Thảo đưa ra đề nghị Tòa chia cho bà Thảo 51% cổ phần tại công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên, ông Vũ nhận 49% cổ phần công ty này. Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên chiếm 70% cổ phần của công ty mẹ. Như vậy ai làm chủ Trung Nguyên Investment sẽ là chủ nhân quyết định của cả Tập đoàn Trung Nguyên.
Từ những phân tích trên cho thấy tiền bạc trong vụ án ly hôn giữa vợ chồng Trung Nguyên không phải là yếu tố quan trọng. Thực chất của vụ ly hôn này là tranh giành quyền nắm giữ và quản lý Tập đoàn Trung Nguyên.
Thứ hai, yêu cầu của bà Thảo về chia tài sản chung là chia tài sản theo tỉ lệ 50:50. Ngoài ra, ngày 21/2/2019, Luật sư của bà Thảo đưa ra phương án mới, đề nghị Tòa chia cho bà Thảo 51% cổ phần tại công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên, ông Vũ nhận 49% cổ phần công ty này.
Như vậy, xét theo quy định pháp luật, yêu cầu của bà Thảo là có căn cứ.
Tuy nhiên, để xác định chính xác tỉ lệ chia cổ phần bao nhiêu thì cần phải dựa trên các yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Công sức đóng góp của các bên ở đây là 1 vấn đề phức tạp, do đó cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản cho đến việc duy trì, phát triển tài sản đó.
Tại phiên tòa xét xử, bà Thảo không có chứng cứ chứng minh về việc góp vốn cho Trung Nguyên khi khởi nghiệp bằng một số tiền cụ thể. Trong khi đó, có thể nói cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ là linh hồn của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Công sức đóng góp, bản lĩnh và tầm nhìn của ông Vũ gây dựng rất lớn đưa Trung Nguyên vươn xa. Do đó, Tòa án sẽ dựa trên các nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn theo quy định pháp luật để đưa ra phán quyết hợp lý nhất.
Trên đây là những thông tin về cuộc nội chiến pháp lý của gia đình Trung Nguyên. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ có cái nhìn khách quan, tổng quát hơn về vụ án trên.
Xem them các bài viết khác tại: chuyentuvanphapluat.com.
Diễn biến phiên tòa giải quyết ly hôn của gia đình Trung Nguyên ngày 20/2/2019?
Ngày 20/2/2019, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên) và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên)Năm 2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo làm đơn khởi kiện xin ly hôn, trong đó đặt cụ thể 3 yêu cầu giải quyết, gồm: xin chấm dứt hôn nhân, đòi quyền trực tiếp nuôi 4 người con chung và chia tài sản chung.
Khi bà Thảo và luật sư đưa ra đề nghị ông Đặng Lê Nguyên Vũ cấp dưỡng cho 4 người con, mỗi người 5% cổ phần trong tổng số cổ phần mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu tại Tập đoàn Trung Nguyên và các con được kế nghiệp sản nghiệp của gia đình. Ông nói ông không quan trọng 5% hay bao nhiêu, bản thân ông không bao giờ quan tâm về tiền và tài sản cuối cùng ông cũng sẽ cho các con. “Ở đây không có ai vì tiền. Không ai đụng đến tiền. 20 năm nay, số tiền nó lớn lắm. Các ngân hàng chỉ ra trong đây chỉ là bề nổi mà thôi, không phải là bề chìm. Cô phải hiểu điều đó. Không có ai giành tiền. Mẹ, bà nội cũng không còn sống bao nhiêu. Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?”
Phiên toà diễn ra vẫn chưa có hồi kết vì ông Vũ tuy có phát ngôn không quan tâm tới tài sản nhưng phía bên đại diện ông Vũ lại tính theo chiều hướng chia cổ phần theo tỉ lệ 70:30. Vậy tại sao lại chia như vậy?
Bản chất của cuộc ly hôn giữa vợ chồng Trung Nguyên là vì điều gì?
Nhìn về các sự kiện xảy ra trong cuộc ly hôn giữa vợ chồng Trung Nguyên diễn ra trước đó, cụ thể:Thứ nhất, ngày 21/3/2018, Tòa kinh tế TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH), do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch HĐQT và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo về hành vi chiếm giữ con dấu của TNH và các công ty thành viên. Tòa yêu cầu bà Thảo trả lại cho Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà bà Thảo đã chiếm đoạt. Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hai vật quan trong, chứng minh quyền sở hữu, quản lý công ty.
Thứ hai, bà Thảo yêu cầu đưa ông Vũ giám định tâm thần. Nếu kết quả giám định ông Vũ bị tâm thần thì bà Thảo sẽ là người giám hộ đương nhiên cho chồng mình (theo Khoản 1 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015). Lúc này, bà Thảo sẽ đại diện thực hiện các giao dịch và quản lý toàn bộ tài sản của người được giám hộ, tức là bà có toàn quyền quản lý công ty.
Thứ ba, sau khi Hội đồng xét xử giải thích, hòa giải thì bà Thảo muốn rút đơn ly hôn tại tòa nhưng vẫn yêu cầu Tòa án phải chia tài sản chung.
Thứ tư, bà Thảo yêu cầu được quyền nuôi con và đưa ra đề nghị ông Đặng Lê Nguyên Vũ cấp dưỡng cho 4 người con, mỗi người 5% cổ phần trong tổng số cổ phần mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu tại Tập đoàn Trung Nguyên và các con được kế nghiệp sản nghiệp của gia đình. Hiện tại, bà Thảo đang sở hữu 30% cổ phần công ty CP đầu tư Trung Nguyên, nếu bà được quyền nuôi con thì bà sẽ quản lý thêm 20% cổ phần trong công ty. Thêm vào đó, ngày 21/2/2019, Luật sư của bà Thảo đưa ra đề nghị Tòa chia cho bà Thảo 51% cổ phần tại công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên, ông Vũ nhận 49% cổ phần công ty này. Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên chiếm 70% cổ phần của công ty mẹ. Như vậy ai làm chủ Trung Nguyên Investment sẽ là chủ nhân quyết định của cả Tập đoàn Trung Nguyên.
Từ những phân tích trên cho thấy tiền bạc trong vụ án ly hôn giữa vợ chồng Trung Nguyên không phải là yếu tố quan trọng. Thực chất của vụ ly hôn này là tranh giành quyền nắm giữ và quản lý Tập đoàn Trung Nguyên.
Vậy yêu cầu chia tài sản của bà Thảo có căn cứ không?
Thứ nhất, theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định dựa trên nguyên tắc chia đôi tài sản chung nhưng phải xét các yếu tố gồm hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.Thứ hai, yêu cầu của bà Thảo về chia tài sản chung là chia tài sản theo tỉ lệ 50:50. Ngoài ra, ngày 21/2/2019, Luật sư của bà Thảo đưa ra phương án mới, đề nghị Tòa chia cho bà Thảo 51% cổ phần tại công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên, ông Vũ nhận 49% cổ phần công ty này.
Như vậy, xét theo quy định pháp luật, yêu cầu của bà Thảo là có căn cứ.
Tuy nhiên, để xác định chính xác tỉ lệ chia cổ phần bao nhiêu thì cần phải dựa trên các yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Công sức đóng góp của các bên ở đây là 1 vấn đề phức tạp, do đó cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản cho đến việc duy trì, phát triển tài sản đó.
Tại phiên tòa xét xử, bà Thảo không có chứng cứ chứng minh về việc góp vốn cho Trung Nguyên khi khởi nghiệp bằng một số tiền cụ thể. Trong khi đó, có thể nói cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ là linh hồn của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Công sức đóng góp, bản lĩnh và tầm nhìn của ông Vũ gây dựng rất lớn đưa Trung Nguyên vươn xa. Do đó, Tòa án sẽ dựa trên các nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn theo quy định pháp luật để đưa ra phán quyết hợp lý nhất.
Trên đây là những thông tin về cuộc nội chiến pháp lý của gia đình Trung Nguyên. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ có cái nhìn khách quan, tổng quát hơn về vụ án trên.
Xem them các bài viết khác tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét