Biển, đảo của ta có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng để phát triển KT-XH và xây dựng thế trận QP-AN. Vì vậy, mục đích của đất nước ta là hoàn thành Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và biển đảo trong thời kỳ mới. Đảng, Nhà nước đã đang và tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, quy chế phối hợp giữa các lực lượng. Đặc biệt là vai trò những người mang tên “Cảnh sát biển”. Vậy Cảnh sát biển, họ là ai? Nhiệm vụ và quyền hạn của họ như thế nào trong vấn đề bảo vệ tổ quốc? Qua bài viết này , chúng tôi sẽ cung cấp bạn một số thông tin liên quan đến Cảnh sát biển?
Năm 2018 vừa qua, trên Biển Đông có 3 bãi đá là Đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn là 3 trong số 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp phi pháp.Trung Quốc đưa đã đưa máy bay quân sự đến đậu ở 3 BÃI ĐÁ này, đồng thời triển khai tên lửa trên khu vực bãi đá.
Chính vì lý do này, tình hình quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta đang rất phức tạp, hàm chứa nhiều nhân tố bất ổn, đó là: tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, tác động và ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình và phát triển của đất nước ta; tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc đến trật tự và cục diện thế giới, tác động trực tiếp đến phát triển tình hình ở khu vực Biển Đông;
Cảnh sát biển có nhiệm vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình để đề xuất phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
Cảnh sát biển còn phải bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia và tài nguyên, môi trường biển, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, cá nhân trên biển; đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh trên biển; tìm kiếm, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển…
– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định.
– Xử lý vi phạm hành chính và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
– Truy đuổi và bắt giữ tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
– Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự trong trường hợp khẩn cấp.
– Người điều khiển tàu thuyền tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
– Khi biết rõ tàu thuyền do người phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn.
– Khi biết rõ tàu thuyền chở người phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn.
– Khi tàu thuyền có kẻ thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
Thứ nhất: Tình hình biển đảo hiện nay
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những động thái gây căng thẳng trên Biển Đông, chèn ép các quốc gia khác trong khu vực, như xây dựng, mở rộng và quân sự hóa các đảo, đá mà nước này xâm chiếm được tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thường xuyên tổ chức tập trận bắn đạn thật, … Trong năm 2018, Trung Quốc càng tỏ rõ mưu đồ bành trướng trên Biển Đông qua các phát biểu chính thức. Năm 2018 cũng chính là năm Trung Quốc bước vào một ‘giai đoạn’ mới trong việc quân sự hóa Biển Đông, đặc biệt là việc triển khai thiết bị quân sự và tàu thuyền đến các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp và xây dựng gần như xong tại quần đảo Trường Sa.Năm 2018 vừa qua, trên Biển Đông có 3 bãi đá là Đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn là 3 trong số 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp phi pháp.Trung Quốc đưa đã đưa máy bay quân sự đến đậu ở 3 BÃI ĐÁ này, đồng thời triển khai tên lửa trên khu vực bãi đá.
Chính vì lý do này, tình hình quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta đang rất phức tạp, hàm chứa nhiều nhân tố bất ổn, đó là: tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, tác động và ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình và phát triển của đất nước ta; tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc đến trật tự và cục diện thế giới, tác động trực tiếp đến phát triển tình hình ở khu vực Biển Đông;
Thứ 2, Một số chủ trương, giải pháp quản lý, bảo vệ biển đảo trong tình hình mới
Trước vấn đề Biển Đông, Đảng ta kiên trì với chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là phải kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời cũng phải giữ được sự ổn định chính trị trong nước và môi trường hòa bình, ổn định với các nước trong khu vực, trên thế giới để xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, các cơ quan ban hành luật pháp đã ban hành ra Luật cảnh sát biển 2018 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Luật này quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ tổ quốcThứ 3, Cảnh sát biển họ là ai và có nhiệm vụ gì?
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, chuyên trách của nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn trên biển.Cảnh sát biển có nhiệm vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình để đề xuất phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam.
Cảnh sát biển còn phải bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia và tài nguyên, môi trường biển, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, cá nhân trên biển; đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh trên biển; tìm kiếm, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển…
Thứ 4, Quyền hạn của cảnh sát biển Việt Nam
– Tuần tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định.
– Xử lý vi phạm hành chính và tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
– Truy đuổi và bắt giữ tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
– Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự trong trường hợp khẩn cấp.
Thứ 5, Cảnh sát biển được quyền nổ súng khi nào?
Khi thi hành nhiệm vụ, cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định pháp luật. Ngoài các trường hợp đã quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, cảnh sát biển được nổ súng vào tàu thuyền trên biển (trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài, đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin) trong các trường hợp sau:– Người điều khiển tàu thuyền tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác.
– Khi biết rõ tàu thuyền do người phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn.
– Khi biết rõ tàu thuyền chở người phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn.
– Khi tàu thuyền có kẻ thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
Thứ 6, Các vấn đề Cảnh sát biển có nhiệm vụ giải quyết bao gồm :
- Tuần tra, kiểm soát tất cả người, phương tiện hoạt động trên các vùng biển Việt Nam để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự trên biển;
- Xử lý vi phạm hành chính trên vùng biển Việt Nam;
- Bắt giữ, tiến hành một số hoạt động điều tra các hành vi phạm tội trên vùng biển Việt Nam và toàn bộ vịnh Thái Lan: Buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, tội phạm về ma túy, môi trường, cướp biển…
- Bảo vệ môi trường biển;
- Bảo vệ tài nguyên sống của biển;
- Bảo vệ vận tải biển;
- Hỗ trợ hàng hải;
- Tìm kiếm cứu nạn (SAR);
- Hợp tác quốc tế với các quốc gia để bảo vệ an ninh vùng biển;
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét