Chuyển đến nội dung chính

Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH Hai Thành Viên

Bạn đang muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình và đang loay hoay trong vấn đề chọn mô hình kinh doanh cũng như thắc mắc về các quy trình thủ tục để có thể đăng ký thành lập một doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này để hạn chế được những rủi ro cũng như tiết kiệm được thời gian khi làm thủ tục khi thực hiện việc mở công ty TNHH hai thành viên.
Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên, cụ thể:
Thứ nhất, công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp với thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50; thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp đặc biệt đối với thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ theo cam kết cụ thể theo Khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 và những trường hợp về chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên theo quy định của luật này.
Thứ hai, công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cuối cùng, công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Các bước để thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp của công ty TNHH hai thành viên bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao các giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tố chức và văn bản ủy quyền, Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định Luật Đầu tư.
Theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2014.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên tại Sở kế hoạch đầu tư
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư
Người thành lập công ty hoặc người đại diện sẽ nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên lên phòng đăng ký kinh doanh sở KHĐT.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, sở KHĐT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi xét thấy tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký công ty TNHH hai thành viên
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với nội dung bao gồm Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và nghành nghề kinh doanh, theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Việc doanh nghiệp tự công bố thông tin thì cần được đảm bảo thực hiện trong 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc công bố đúng hạn sẽ chịu mức xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả bằng cách buộc phải công bố nội dung đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Theo Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư)
Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của công ty TNHH hai thành viên
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty TNHH hai thành viên sẽ tiến hành thủ tục khắc con dấu và đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia.
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp với các thông tin bao gồm tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Giai đoạn hoàn tất thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên

Khi đã hoàn tất thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế và con dấu, doanh nghiệp cần hoàn tất giai đoạn cuối cùng với những nội dung sau:
  • Kê khai và nộp thuế môn bài (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
  • Treo biển trụ sở công ty
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
  • Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giây chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty, thông báo tài khoản này với phòng đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế điện tử
  • Đặt và in hóa đơn


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ GIỮ LẠI TIỀN BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trong lĩnh vực xây dựng, việc đảm bảo chất lượng công trình luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự bền vững và an toàn của dự án. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình hợp tác. Chính vì vậy, " giữ lại tiền bảo hành công trình " đã trở thành một điều khoản phổ biến, được quy định rõ ràng trong các hợp đồng xây dựng. Vậy tiền bảo hành công trình là gì? Mục đích của việc giữ lại tiền bảo hành là gì? Những quy định pháp lý nào liên quan đến vấn đề này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn chi tiết và toàn diện về quy định giữ lại tiền bảo hành công trình xây dựng. Khi nào được giữ tiền bảo hành nhà ở của nhà thầu Mục Đích Giữ Lại Tiền Bảo Hành Công Trình Tiền bảo hành công trình, về bản chất, là một phần giá trị hợp đồng xây dựng mà chủ đầu tư tạm thời giữ lại sau khi công trình hoàn thành. Khoản tiền này đóng vai trò như một "cam kết" từ phía nhà t...