Ngoại tình là một hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật, là một trong những nguyên nhân làm hôn nhân tan vỡ. Pháp luật hiện hành quy định hai trường hợp ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn. Vậy nếu có trường hợp ngoại tình xảy ra thì thủ tục ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào? Ngoài ra việc xử lý người chồng ngoại tình như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi phân tích rõ ràng trong bài viết dưới đây.
Như vậy, hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật, là căn cứ để ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia định 2014, cụ thể: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Ngoài ra, hành vi ngoại tình còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự:
Về xử lý hành chính: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì chồng có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đối với trường hợp bị xử lý hình sự thì Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Ly hôn đơn phương phải trả qua các bước sau và tùy mỗi bước mà mất một khoảng thời gian nhất định:
Án phí ly hôn được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14: án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản. Nếu có tranh chấp về tài sản thì án phí được tính theo Nghị quyết.
Việc chồng ngoại tình thì xử lý ra sao?
Theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình như sau: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;Như vậy, hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật, là căn cứ để ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia định 2014, cụ thể: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Ngoài ra, hành vi ngoại tình còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự:
Về xử lý hành chính: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì chồng có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đối với trường hợp bị xử lý hình sự thì Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào?
Khi đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:- Đơn đơn phương ly hôn (theo mẫu);
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
- Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng, sổ hộ khẩu photo chứng thực;
- Giấy khai sinh của con (nếu có yêu cầu về quyền nuôi con);
- Giấy tờ chứng minh về quyền tài sản chung của hai vợ, chồng (GCNQSDĐ; đăng ký xe…) khi có yêu cầu về chia tài sản chung.
Ly hôn đơn phương phải trả qua các bước sau và tùy mỗi bước mà mất một khoảng thời gian nhất định:
- Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.
- Hòa giải: Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc.
- Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Thủ tục ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn như thế nào?
Trường hợp thuận tình ly hôn thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:- Đơn ly hôn thuận tình/đơn yêu cầu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- CMND và hộ khẩu (bản sao y chứng thực);
- Giấy khai sinh các con (bản sao);
- Các giấy tờ khác chứng minh sở hữu tài sản(nếu có);
- Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật để xem xét ra Quyết định công nhận ly hôn.
Án phí ly hôn được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14: án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản. Nếu có tranh chấp về tài sản thì án phí được tính theo Nghị quyết.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét