Con dâu là người phụng dưỡng chăm sóc ba mẹ chồng nhiều khi còn nhiều hơn cả con ruột của họ, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng sống chung với bố mẹ. Nhưng khi ba mẹ chồng qua đời thì liệu con dâu có nằm trong hàng thừa kế được hưởng di sản không? Con dâu có được chia tài sản nhà chồng không khi tài sản đó được ba mẹ chồng cho trong thời kỳ hôn nhân?
Nếu quan hệ giữa cha mẹ chồng và con dâu tốt thì cha mẹ chồng có thể viết di chúc để lại tài sản cho người con dâu đó. Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế. Do đó, trong di chúc ba mẹ chồng có cho con dâu hưởng thừa kế thì con dâu được quyền hưởng di sản theo di chúc.
Bên cạnh đó, con dâu có thể được chia tài sản bằng hợp đồng tặng cho của ba mẹ chồng hay những người bên nhà chồng.
Tuy nhiên, người chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng di sản do ba mẹ để lại. Xét trường hợp, người chồng chết sau ba mẹ thì con dâu được hưởng di sản của chồng bởi căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do đó trong trường hợp, người chồng hưởng di sản từ bố mẹ đã mất, xong chồng chết thì con dâu là vợ được hưởng phần di sản đó cùng với những đứa con.
Thứ nhất, căn cứ Khoản 1 Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản mà ba mẹ chồng tặng cho chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với tài sản tặng cho là động sản không phải đăng ký sở hữu thì thời điểm vợ chồng nhận tài sản là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tức là tài sản này là tài sản chung của vợ chồng theo Khoản 1 Điều 458 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với tài sản tặng cho là động sản hoặc bất động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho là kể từ thời điểm đăng ký và giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng căn cứ Khoản 2 Điều 458, Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.Lúc này thì tài sản được tặng cho mới là tài sản chung của vợ chồng.
Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 59 Luật HN và GĐ 2014, khi ly hôn thì tài sản chung được chia theo thỏa thuận hoặc chia đôi.
Con dâu có được hưởng thừa kế khi ba mẹ chồng mất không?
Để trả lời cho câu hỏi con dâu có được hưởng thừa kế khi ba mẹ chồng qua đời không, cùng tìm hiểu về chế định thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự.Nếu quan hệ giữa cha mẹ chồng và con dâu tốt thì cha mẹ chồng có thể viết di chúc để lại tài sản cho người con dâu đó. Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế. Do đó, trong di chúc ba mẹ chồng có cho con dâu hưởng thừa kế thì con dâu được quyền hưởng di sản theo di chúc.
Bên cạnh đó, con dâu có thể được chia tài sản bằng hợp đồng tặng cho của ba mẹ chồng hay những người bên nhà chồng.
Con dâu có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?
Trong các trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật thì con dâu không nằm trong diện được hưởng thừa kế của gia đình chồng. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì con dâu không nằm trong ba hàng thừa kế theo pháp luật. Do đó, con dâu không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật khi ba mẹ chồng mất không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.Tuy nhiên, người chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng di sản do ba mẹ để lại. Xét trường hợp, người chồng chết sau ba mẹ thì con dâu được hưởng di sản của chồng bởi căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do đó trong trường hợp, người chồng hưởng di sản từ bố mẹ đã mất, xong chồng chết thì con dâu là vợ được hưởng phần di sản đó cùng với những đứa con.
Con dâu có được chia tài sản ba mẹ chồng cho khi ly hôn không?
Khi ly hôn, con dâu vẫn được chia tài sản nhà chồng trong trường hợp khối tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng và đã hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu trong thời kỳ hôn nhân.Thứ nhất, căn cứ Khoản 1 Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản mà ba mẹ chồng tặng cho chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Đối với tài sản tặng cho là động sản không phải đăng ký sở hữu thì thời điểm vợ chồng nhận tài sản là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tức là tài sản này là tài sản chung của vợ chồng theo Khoản 1 Điều 458 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với tài sản tặng cho là động sản hoặc bất động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho là kể từ thời điểm đăng ký và giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng căn cứ Khoản 2 Điều 458, Điều 459 Bộ luật dân sự 2015.Lúc này thì tài sản được tặng cho mới là tài sản chung của vợ chồng.
Thứ hai, theo Khoản 2 Điều 59 Luật HN và GĐ 2014, khi ly hôn thì tài sản chung được chia theo thỏa thuận hoặc chia đôi.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét