Mẫu đơn xin xác nhận đất đai là loại đơn mà người dân gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác nhận các thông tin của mảnh đất mà họ có nhu cầu được biết. Các thông tin đó có thể là nguồn gốc sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, diện tích đất… Đơn xin xác nhận đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch về đất cũng như thực hiện các thủ tục như cấp sổ đỏ… Cùng tìm hiểm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;”
Đây là nội dung bắt buộc trong các mẫu đơn xin xác nhận đất đai, Quốc hiệu tiêu ngữ được ghi ở đầu và ở giữa trang của mỗi đơn.
Thứ hai, về tên của mẫu đơn xin xác nhận đất đai
Tên của mẫu đơn xin xác nhận đất đai được viết như sau: ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐẤT ĐAI (về vấn đề cần xác nhận).
Thứ ba, về thông tin nhân thân của người yêu cầu, đề nghị xác nhận
Cần ghi rõ nội dung họ và tên đầy đủ của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu xác nhận. Các thông tin khác bắt buộc phải có như: Số chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại đối với cá nhân; cũng như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế, địa chỉ trụ sở của tổ chức.
Thứ tư, về thông tin thửa đất yêu cầu xác nhận
Các thông tin này bao gồm như: Tên người sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, diện tích đất, ngày tháng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ năm, về nội dung và lý do yêu cầu xác nhận
Trình bày về hiện trạng đất như thế nào (diện tích, vị trí tại số thửa nào, tờ bản đồ nào, địa chỉ nào, loại đất gì, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất…), lý do vì sao phải xác định lại hiện trạng đất đai. Ví dụ: để xin cấp giấy chứng nhận hoặc giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bổ túc hồ sơ khai thừa kế, lập di chúc, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
Thứ sáu, các tài liệu kèm theo đơn
Cá nhân và tổ chức cần ghi đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh kèm theo mẫu đơn xin xác nhận đất đai để thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như tránh các rủi ro pháp lý sau này.
Mẫu đơn xin xác nhận đất đai hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, để hoàn thành đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật cũng không phải là điều dễ dàng.
Các loại mẫu đơn xin xác nhận đất đai
Theo quy định về pháp luật đất đai hiện nay, một số loại mẫu đơn xin xác nhân đất đai thường dùng bao gồm:- Mẫu đơn xin xác nhận đất ở
- Mẫu đơn xin xác nhận đất khai hoang
- Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng không có tranh chấp đất
- Mẫu đơn xin xác nhận nguồn gốc đất
- Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất
- Mẫu đơn xin xác nhận diện tích đất
- Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất
Nộp đơn xin xác nhận đất đai ở đâu?
Theo quy định pháp luật đất đai, người dân có thể nộp mẫu đơn xin xác nhận đất đai ở Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 2 Nghị 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;”
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin xác nhận đất đai
Thứ nhất, về Quốc hiệu, tiêu ngữĐây là nội dung bắt buộc trong các mẫu đơn xin xác nhận đất đai, Quốc hiệu tiêu ngữ được ghi ở đầu và ở giữa trang của mỗi đơn.
Thứ hai, về tên của mẫu đơn xin xác nhận đất đai
Tên của mẫu đơn xin xác nhận đất đai được viết như sau: ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐẤT ĐAI (về vấn đề cần xác nhận).
Thứ ba, về thông tin nhân thân của người yêu cầu, đề nghị xác nhận
Cần ghi rõ nội dung họ và tên đầy đủ của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu xác nhận. Các thông tin khác bắt buộc phải có như: Số chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại đối với cá nhân; cũng như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế, địa chỉ trụ sở của tổ chức.
Thứ tư, về thông tin thửa đất yêu cầu xác nhận
Các thông tin này bao gồm như: Tên người sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, diện tích đất, ngày tháng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ năm, về nội dung và lý do yêu cầu xác nhận
Trình bày về hiện trạng đất như thế nào (diện tích, vị trí tại số thửa nào, tờ bản đồ nào, địa chỉ nào, loại đất gì, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất…), lý do vì sao phải xác định lại hiện trạng đất đai. Ví dụ: để xin cấp giấy chứng nhận hoặc giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bổ túc hồ sơ khai thừa kế, lập di chúc, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
Thứ sáu, các tài liệu kèm theo đơn
Cá nhân và tổ chức cần ghi đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh kèm theo mẫu đơn xin xác nhận đất đai để thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như tránh các rủi ro pháp lý sau này.
Mẫu đơn xin xác nhận đất đai hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, để hoàn thành đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật cũng không phải là điều dễ dàng.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét