Có rất nhiều trường hợp bị mất trắng chỉ vì mua phải đất đang có tranh chấp do trước đó họ đã không tìm hiểu kỹ về mảnh đất hoặc bị lừa dối. Đất đang có tranh chấp theo quy định sẽ không được cấp giấy chứng nhận, do không đủ điều kiện theo quy định. Chính vì vậy, cần tìm hiểu và cẩn trọng trước khi thực hiện một giao dịch liên quan tới đất đai. Tuy nhiên, nếu đã mua phải đất bị tranh chấp thì cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
Một là, đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà phù hợp với các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 101 LĐĐ 2013, trong đó có điều kiện đất không có tranh chấp được xác nhận bởi UBND cấp xã nơi có đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hai là, đối với cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: được Nhà nước cho phép hoạt động; không có tranh chấp; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Ngoài ra, theo Khoản 11, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT: Đất tranh chấp đã có thông báo thụ lý giải quyết của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị tạm ngừng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận.
Vậy, khi đất đang có tranh chấp thì sẽ không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hay sổ đỏ.
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tiến hành tự hòa giải tại cơ sở, đây là thủ tục được nhà nước khuyến khích nhưng không phải là thủ tục bắt buộc.
Tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất. Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Thứ hai, khởi kiện tại Tòa án hoặc giải quyết tại UBND
Tranh chấp đất đai mà đã hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Một là, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết;
Hai là, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết tại UBND hoặc tại Tòa án.
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Trường hợp thông qua khởi kiện thì cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án Tòa án nơi có bất động sản đó.
Đất tranh chấp là gì?
Đất tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai 2013 được hiểu như sau: đất tranh chấp là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…Đất tranh chấp có được cấp sổ đỏ không?
Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ. Theo đó, người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 101 và 102 của Luật đất đai 2013. Cụ thể:Một là, đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà phù hợp với các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 101 LĐĐ 2013, trong đó có điều kiện đất không có tranh chấp được xác nhận bởi UBND cấp xã nơi có đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hai là, đối với cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: được Nhà nước cho phép hoạt động; không có tranh chấp; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Ngoài ra, theo Khoản 11, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT: Đất tranh chấp đã có thông báo thụ lý giải quyết của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị tạm ngừng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận.
Vậy, khi đất đang có tranh chấp thì sẽ không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hay sổ đỏ.
Cần làm gì khi có tranh chấp đất đai?
Thứ nhất, các bên tiến hành hòa giảiKhi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tiến hành tự hòa giải tại cơ sở, đây là thủ tục được nhà nước khuyến khích nhưng không phải là thủ tục bắt buộc.
Tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất. Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Thứ hai, khởi kiện tại Tòa án hoặc giải quyết tại UBND
Tranh chấp đất đai mà đã hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Một là, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết;
Hai là, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết tại UBND hoặc tại Tòa án.
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Trường hợp thông qua khởi kiện thì cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án Tòa án nơi có bất động sản đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét