Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2018

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA THEO CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN

1. Về chứng từ vận chuyển Thực tiễn, vận đơn là một trong những chứng từ quan trọng nhất của mua bán khi hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển, vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu: Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở. Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn). Thứ ba, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng. Thứ tư, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan. Thứ năm, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn. Tuy vậy, dần dần vận đơn đã bộc lộ nhiều nhược điểm như: Thứ nhất , nhiều khi hàng hoá đã đến cảng dỡ hàng nhưng người nhận không có vận đơn (B/L) để nhận hàng vì thời gian hành trình của

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA THEO CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN

1. Khái niệm vận chuyển theo chứng từ vận chuyển Vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hình thức vận chuyển theo đó người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển từ cảng này sang cảng khác. Người thuê sẽ trả cước phí. Theo hình thức này, sau khi hàng đã được xếp lên tàu, người chuyên chở hay đại lí của người chuyên chở cấp cho người thuê chứng từ vận chuyển Bộ luật hàng hải 2015 có quy định tại Khoản 1 Điều 146 về hợp đồng hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận. Thông thường giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển sẽ không kí kết một hợp đồng đặc biệt nào khác ngoài các chứng từ vận chuyển mà bên vận chuyển ký phát cho người giao hàng ngay sau khi nhận hàng để chở. 2. Chứng từ vận chuyển Tại Điều 148 Bộ luật hàng hải 2015 c

QUY TRÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG VỤ KIỆN TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

      Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là những biện pháp mang tính tạm thời được áp dụng khi đương sự, cơ quan, tổ chức có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng Tài và có đơn yêu cầu để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án. Trong giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì BPKCTT được Hội đồng Trọng tài (HĐTT) hoặc Tòa án có thẩm quyền áp dụng khi có đơn yêu cầu của một hoặc các bên trong tranh chấp. 1        Về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:       Căn cứ Điều 48 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM) và Điều 12 Nghị định 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại ngày 20/03/2014 thì HĐTT và Tòa án là hai chủ thể có thẩm quyền xem xét áp dụng BPKCTT. Nhưng hai chủ thể trên không được cùng thực hiện thẩm quyền cùng thời điểm, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một

CƠ SỞ TẠO LẬP QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH

1. Nguồn gốc tạo lập quỹ đất công ích * Sự xuất hiện của đất công ích 5% trước khi có Luật Đất đai năm 1987 Loại đất công làng xã có từ thời phong kiến, nó chia cấp cho những người trong làng xã đó sử dụng theo quy định của nhà nước trên nguyên tắc ruộng làng nào làng đó hưởng. Ruộng công làng xã đã được hình thành từ thời Lý - Trần - Hồ (năm 1010 đến 1407) và nó tồn tại cho đến năm 1953 và bị xóa bỏ khi có Luật cải cách ruộng đất được ban hành ngày 04/02/1953. Trong suốt thời gian tồn tại đó đất công làng xã như tiền thân, là điểm khởi phát đầu tiên của đất công ích . Năm 1959, với bản điều lệ tóm tắt của hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, thuật ngữ đất 5% bắt đầu xuất hiện, tuy không hoàn toàn giống đất công ích 5% nhưng có thể ghi nhận đó như là một quy định tương tự, làm nên cho các chế định sau này về đất công ích. Bắt đầu từ năm 1980, nhà nước ta chính thức xác lập chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong bản Hiến pháp năm 1980, không có quy định cụ thể, mặc dù có sự

THỜI ĐIỂM CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ VÀ CÁC TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

1. Đối với quyền sử dụng đất Theo quy định tại Điều 688, Điều 692 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 46 Luật Đất đai 2003 và Khoản 4 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất ; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Như vậy, trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất không có tài sản gắn liền với đất, thì quyền sử dụng đất được xác lập cho người nhận chuyển đổi, chuyển nhượng và nhận tặng cho quyền sử dụng đất kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 689 Bộ luật Dân sự 2005 quy định việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng và phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và đây cũng chính là căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất đ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Các vấn đề pháp lý liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất Pháp luật dân sự ưu tiên sự thỏa thuận của các bên trong việc thế chấp quyền sử dụng đất . Trong trường hợp không có sự thỏa thuận của các bên thì trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp quy định tại khoản 3 Điều 318 Bộ luật dân sự 2015. Trong thực tế xảy ra các trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì pháp luật dân sự có hướng giải quyết sau: Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 325 Bộ luật dân sựu 2015: Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất; Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất khô

CĂN CỨ XÁC ĐỊNH RANH GIỚI DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LIỀN KỀ

Cơ sở để xác định ranh giới giữa phần diện tích đất của các chủ sử dụng liền kề gồm: Nguồn gốc sử dụng đất , lịch sử quá trình sử dụng đất và chế độ pháp lý được thiết lập đối với phần diện tích đất được sử dụng. 1. Nguồn gốc sử dụng đất Trong pháp luật dân sự Việt Nam, ngay từ khi ban hành Bộ luật dân sự năm 1995, đã có ghi nhận về chế định quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Để xác định ranh giới, nguồn gốc sử dụng đất liền kề trong tranh chấp đất lấn chiếm có thể căn cứ các viện dẫn các văn bản sau: - Văn bản Trích sao sổ địa bộ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; - Văn bản của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; - Những bộ tài liệu địa chính của đợt điều tra theo Chỉ thị 299/TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước. Mục tiêu của Chỉ thị 299/TTg là xây dựng được những

VẤN ĐỀ LỐI ĐI (ĐƯỜNG ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ) TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Quyền sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề Pháp luật dân sự tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận giữa các chủ thể. Vì thế, trong trường hợp giữa chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền và chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền có sự thỏa thuận với nhau về việc sử dụng lối đi chung thì tuân theo sự thoản thuận đó. Nếu giữa các bên chủ thể không có sự thỏa thuận với nhau thì theo Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ tại Điều 246 Bộ luật dân sự 2015: - Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền. - Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền. - Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn. Việc quy định các nguyên tắc trên sẽ làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện quyền đối với lối đi chung giữa các chủ thể, hạn chế tối đa các hành vi cản trở, gây trở ngại cho việ

ĐIỀU KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI KHI XIN PHÉP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐẤT

1. Điều kiện của người sử dụng đất thực hiện xây dựng công trình trên đất Người sử dụng đất được thực hiện việc xây dựng công trình trên đất khi có các điều kiện sau đây: - Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Xây dựng 2014 đối với đối tượng phải được xin phép khi xây dựng công trình và nhà ở, trừ trường hợp những công trình, nhà ở được miễn giấy phép xây dựng; - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định có đất thổ cư hoặc đất chuyên dùng. - Đất không có tranh chấp; - Đất còn trong thời hạn sử dụng. 2. Chủ thể và đối tượng xây dựng công trình; nhà ở trên đất Cá nhân trong nước phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 Luật nhà ở 2014: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Mục đích xây dựng để ở hoặc để kinh doanh. Đối với tổ chức trong nước thì xây dựng công trình để kinh doanh, làm cơ sở kinh doanh, cho người lao động ở. Đối với người Việt Nam định cư ở nước