Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2018

NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH KHI NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THUÊ ĐẤT

Quy định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất ngày càng góp phần phục vụ yêu cầu quản lý đất đai, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đảm bảo công bằng trong sử dụng đất , biến nguồn tài chính tiềm năng từ tài nguyên đất đai thành nguồn thu ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước. 1. Nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Việc trao quyền sử dụng đất được thể hiện dưới các hình thức khác nhau và người sử dụng đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Tiền sử dụng đất là công cụ tài chính quan trọng buộc người sử dụng đất phải sử dụng đất có hiệu quả. Trường hợp muốn có quyền sử dụng đất trực tiếp từ Nhà nước người sử dụng đất phải bỏ ra một khoản tiền tương ứng để được sử dụng đất vào những mục đích nhất định. a.   Các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất Theo quy định tại khoản 21 Đi

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH XIN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất Đối với trường hợp người xin chuyển mục đích sử dụng đất chưa có các chứng từ pháp lý theo quy định pháp luật về đất đai, khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất thì người xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là một trong bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp nơi người đó cư trú và cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện hồ sơ theo trình tự, thủ tục. * Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ bao gồm: - Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất * Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đố

CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÀ GÌ?

Chuyển mục đích sử dụng đất là việc người sử dụng đất thay đổi mục đích sử dụng đất theo nhu cầu, phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, chuyển mục đích sử dụng đất là hoạt động mang tính điều chỉnh về đất đai. Hoạt động này được thực hiện khi tình hình kinh tế xã hội có sự biến chuyển, dẫn đến nhu cầu đối với việc sử dụng đất có sự thay đổi. 1. Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất Chuyển mục đích sử dụng đất là một hoạt động mang tính điều phối đất đai. Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có các đặc điểm nổi bật sau: - Việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác. - Người sử dụng đất thay đổi mục đích sử dụng đất thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Mang tính chuyển dịch hẳn theo nhu cầu, phù hợp với quy định của pháp luật.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH XIN CÔNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1. Điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất Theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất cần đáp ứng đủ các điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ về đất sử dụng trước ngày 01/07/2004 quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013, cụ thể là: - Đất sử dụng ổn định, lâu dài. - Không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp. - Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn kiền với đất.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Đất đai là một loại tài sản, tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người. Nhà nước là chủ sở hữu (đại diện đối với toàn bộ đất đai nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà chuyển giao từng thửa đất cho người sử dụng đất để trực tiếp sử dụng. Việc chuyển giao này được thực hiện thông qua các hình thức phân phối đất đai cụ thể được pháp luật quy định để đảm bảo cho đất đai được sử dụng có hiệu quả cao nhất, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Người sử dụng đất được nhà nước trao quyền sử dụng đất dựa trên căn cứ xác lập quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất chính là các cách thức mà người sử dụng có được quyền sử dụng đất. Nó có thể là nhà nước giao, cho thuê đất; nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỂ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO ĐẤT

1. Hồ sơ xin giao đất Đối với trường hợp người xin giao đất thỏa mãn các điều kiện được giao đất nhưng chưa có chứng từ pháp lý theo quy định pháp luật về đất đai, khi thực hiện việc xin giao đất thì người xin giao đất liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là một trong bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp nơi người đó cư trú và cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện hồ sơ theo trình tự, thủ tục. Người xin giao đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định Chương II Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất , cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; hồ sơ bao gồm: - Đơn xin giao đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT. - Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Người xin giao đất có quyền yêu cầu và cơ quan tài nguyên và môi trường c