Thứ nhất, theo
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả
tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán
nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của
Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Thứ hai, một số
nội dung trong hợp đồng mua bán tài sản:
Về giá và
phương thức thanh toán. Theo Điều 433 Bộ luật dân sự 2015, giá, phương thức
thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của
các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù
hợp với quy định đó. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ
ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường,
phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm
giao kết hợp đồng.
Về thời hạn thực
hiện hợp đồng. Theo Điều 434 Bộ luật dân sự 2015, thời hạn thực hiện hợp đồng
mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời
hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được
bên mua đồng ý. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua
có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua
nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp
lý. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định
hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán
ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu
tài sản.
Về địa điểm
giao tài sản. Theo Điều 435 Bộ luật dân sự 2015, địa điểm giao tài sản do các
bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại Khoản 2 Điều
277 Bộ luật dân sự 2015. Trong trường hợp là nhà ở thì địa điểm giao tài sản là
nơi có nhà ở.
Về phương thức
giao tài sản. Theo Điều 436 Bộ luật dân sự 2015, tài sản được giao theo phương
thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao
một lần và trực tiếp cho bên mua. Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài
sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một
lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm
đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về bảo hành.
Theo quy định tại Điều 446 Bộ luật dân sự 2015, bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối
với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành
do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn bảo hành được tính kể
từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật. Trong thời hạn bảo hành, nếu
bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán
sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc
trả lại vật và lấy lại tiền theo quy định tại Điều 447 Bộ luật dân sự 2015.
Thứ ba, về thời
điểm chịu rủi ro. Nhà ở là một loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó,
căn cứ theo Khoản 2 Điều 441 Bộ luật dân sự 2015, bên bán chịu rủi ro cho đến
khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành
thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ tư, về việc
mua trả chậm, trả dần. Theo Điều 453 Bộ luật dân sự 2015, các bên có thể thỏa
thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi
nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến
khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Hợp đồng mua trả chậm
hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua
trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
Thứ năm, chuộc
lại tài sản đã bán. Căn cứ Điều 454 Bộ luật dân sự 2015, bên bán có thể thỏa
thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời
hạn chuộc lại. Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp
không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và
05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất
cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá
chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch
chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét