Căn cứ Điều 18 Luật Tố cáo 2011,
việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo các trình tự sau:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo
Theo
Điều 19 Luật Khiếu nại 2011, việc tố cáo được thực hiện dưới hai hình thức sau:
- Bằng đơn tố cáo;
Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày,
tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố
cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố
cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo,
có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những
người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.
Số người đại diện theo Khoản 2 Điều
4 Nghị định 76/2012/NĐ-CP như sau:
a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người
tố cáo thì cử 01 hoặc 02 người đại diện;
b) Trường hợp có từ 10 người trở
lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng tối đa không quá 05 người.
Việc của đại diện phải thực hiện
bằng văn bản. Theo Điều 5 Nghị định 76/2012/NĐ-CP, văn bản cử đại diện phải có
các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Họ tên và địa chỉ của người đại
diện;
c) Nội dung được đại diện;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của những
người tố cáo;
đ) Các nội dung khác có liên quan
(nếu có).
- Tố cáo trực tiếp.
Trường hợp người tố cáo đến tố
cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc
người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên
hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp
thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.
Sau
khi nhận được tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm quy định tại Điều
20 Luật Tố cáo 2011, hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 06/2013/TT-TTCP như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải
kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý
hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết
lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại
nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá
15 ngày;
Trong trường hợp người tố cáo trực
tiếp tố cáo thì người tiếp nhận tố cáo yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa
chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân và lập Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp
theo Mẫu số 01-TC ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-TTCP.
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn
người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Người
có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo khi thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo 2011 sau đây:
a) Tố cáo về vụ việc đã được người
đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung
và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm,
hành vi vi phạm pháp luật;
c) Tố cáo về vụ việc mà người có
thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi
vi phạm pháp luật, người vi phạm.
Trong
quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có
dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ
sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc
Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường
hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận
được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho
cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Khi
có kết quả nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải gửi kết kuaajn nội
dung báo cáo theo quy định định tại Điều 26 Luật Tố cáo 2011. Cụ thể:
- Người giải quyết tố cáo phải gửi
kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi văn bản phải đảm bảo
không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước.
- Trong trường hợp người tố cáo
có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi
thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Thông báo
kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người
bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
- Người giải quyết tố cáo phải gửi
kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực
tiếp.
Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
Theo
Điều 25 Luật Tố cáo 2011, sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết
tố cáo tiến hành xử lý như sau:
- Trường hợp kết luận người bị tố
cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải
thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết,
khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố
cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
- Trường hợp kết luận người bị tố
cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện
pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xử lý theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp hành vi vi phạm của
người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan
điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp
luật.
Trong
trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ
cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật ,căn cứ Điều 27 Luật Tố
cáo 2011 thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp
trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp
xem xét, xử lý như sau:
a) Trường hợp quá thời hạn giải
quyết tố các mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm
giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết tố
cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải
quyết tố cáo;
b) Trường hợp việc giải quyết tố
cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không
giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại
và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;
c) Trường hợp việc giải quyết tố
cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì
tiến hành giải quyết lại theo trình tự như ban đầu.
Trong
trường hợp cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc
tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì căn cứ Điều 28 Luật Tố cáo 2011, trong thời hạn
20 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo, cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý, xử lý cho cơ
quan, tổ chức chuyển tố cáo hoặc hồ sơ vụ việc tố cáo biết; trường hợp tố cáo
có nội dung phức tạp thì thời hạn thông báo có thể kéo dài hơn, nhưng không quá
60 ngày.
Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý
hành vi vi phạm bị tố cáo
Theo
Điều 30 Luật Tố cáo 2011, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai bằng
một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan,
tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc
hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử
lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
c) Thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng.
*Thời hạn giải quyết tố cáo: Theo Điều 21 Luật Tố cáo 2011,
thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối
với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải
quyết tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ
việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét