Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quy định tại Mục 2 Chương 3 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
Bước 1: Nộp đơn khiếu
nại, thụ lý giải quyết khiếu nại và thông báo việc thụ lý
Ngoài
ra, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo việc thụ lý bằng văn bản
đến người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu
nại đến (nếu có) và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết. Đối Đối với trường
hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện
việc khiếu nại thì văn bản thông báo việc thụ lý được gửi đến người đại diện.
Mẫu
đơn khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 01A-KN ban hành kèm theo Thông tư
02/2016/TT-TTCP.
Thông
báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 01-KN. Thông báo việc
không thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 02-KN ban hành kèm theo
Thông tư 07/2013/TT-TTCP.
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại
Căn
cứ Điều 29 Luật Khiếu nại 2011, sau khi thụ lý khiếu nại, trong thời hạn giải
quyết khiếu nại lần đầu, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có
trách nhiệm:
a) Kiểm tra lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực
tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
Nội dung kiểm tra lại bao gồm:
- Căn cứ pháp lý ban hành quyết định
hành chính, thực hiện hành vi hành chính;
- Thẩm quyền ban hành quyết định
hành chính, thực hiện hành vi hành chính;
- Nội dung của quyết định hành
chính, việc thực hiện hành vi hành chính;
- Trình tự, thủ tục ban hành, thể
thức và kỹ thuật trình bày quyết định hành chính;
- Các nội dung khác (nếu có).
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết
luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu
nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác
minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Điều 7 Thông tư 07/2013/TT-TTCP
(sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2016/TT-TTCP) quy định như sau:
- Quyết định giao nhiệm vụ xác
minh nội dung khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 03-KN ban hành kèm theo Thông tư
07/2013/TT-TTCP.
- Khi cần thiết, người giải quyết
khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xác minh thành
lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung khiếu nại (sau đây gọi chung là Tổ
xác minh).
Quyết định về việc xác minh nội
dung khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 04-KN ban hành kèm theo Thông tư
07/2013/TT-TTCP.
- Khi thời hạn xác minh nội dung
khiếu nại đã hết mà người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân được giao tiến hành xác minh nội dung khiếu nại chưa thực hiện xong việc
xác minh thì người giải quyết khiếu nại xem xét gia hạn thời gian xác minh. Việc
gia hạn không làm cho thời gian giải quyết vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại.
Quyết định về việc gia hạn thời
gian xác minh thực hiện theo Mẫu số 04A-KN ban hành kèm theo Thông tư
07/2013/TT-TTCP.
Theo
Điều 18 Thông tư 07/2013/TT-TTCP, người có trách nhiệm xác minh hoặc Tổ trưởng
Tổ xác minh phải báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại bằng văn bản với
người giải quyết khiếu nại hoặc người ban hành quyết định thành lập Tổ xác
minh. Báo cáo kết quả xác minh của Tổ xác minh phải được các thành viên trong Tổ
xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến. Trường hợp các thành viên có ý kiến khác
nhau về kết quả xác minh thì được quyền bảo lưu ý kiến của mình và ghi rõ trong
báo cáo kết quả xác minh. Báo cáo kết quả xác minh thực hiện theo Mẫu số 11-KN
ban hành kèm theo Thông tư 07/2013/TT-TTCP.
Bước 3: Tổ chức đối thoại
Căn
cứ tổ chức đối thoại: Theo Khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại 2011, Trong quá trình
giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác
minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối
thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên
quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu
cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến
hành công khai, dân chủ.
Thành
phần tham gia đối thoại: Theo Điểm a Khoản 2 Điều 21 Thông tư 07/2013/TT-TTCP
(sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2016/TT-TTCP), thành phần tham gia đối thoại
gồm: Người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người được
ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại,
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Người giải quyết khiếu nại có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người
có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa
điểm, nội dung đối thoại. Trường hợp người khiếu nại hoặc người đại diện hợp
pháp vắng mặt khi được thông báo bằng văn bản đến lần thứ hai thì người giải
quyết khiếu nại lập biên bản chấm dứt đối thoại.
Việc
đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham
gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất,
những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập
thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại thực hiện theo Mẫu
số 14-KN ban hành kèm theo Thông tư 07/2013.TT-TTCP.
Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Theo
Điều 31 Luật Khiếu nại 2011, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định
khiếu nại. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ
vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra
quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Gửi
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu: Theo Điều 32 Luật Khiếu nại 2011,
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại,
người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu
nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu
nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ
chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
*Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Theo Điều 28 Luật
Khiếu nại 2011, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ
ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài
hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó
khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối
với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá
60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét