1.
Khái
niệm
Căn
cứ Điều
116, Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), hợp đồng là giao dịch dân sự thể hiện sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.
Như
vậy, từ khái niệm trên, hợp đồng dân sự có những đặc điểm sau:
(i) Tính thỏa thuận: Hợp đồng dân sự
trước hết phải là một thỏa thuận, chứa yếu tố tự nguyện khi giao kết giữa các
bên. Đây cũng là đặc trưng của ngành luật dân sự;
(iii)
Mục đích của hợp đồng là để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không liệt kê cụ thể các quyền và
nghĩa vụ dân sự cụ thể đó tuy nhiên về bản chất thì các quyền và nghĩa vụ mà
các bên hướng tới khi giao kết, thực hiện hợp đồng là những quyền và nghĩa vụ
để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, đó cũng chính là một
trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa hợp đồng dân sự và các hợp đồng
kinh tế, thương mại. Yếu tố này giúp phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng
thương mại: Mục đích của hợp đồng kinh tế khi các bên chủ thể tham gia là mục
đích kinh doanh (nhằm phát sinh lợi nhuận) trong khi đó hợp đồng dân sự các bên
tham gia nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
2.
Hình
thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng dân sự là cách thức biểu hiện
ra bên ngoài của những nội dung của nó. Theo đó, những điều khoản mà các bên đã
cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định,
hay nói cách khác hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà
các chủ thể đã xác định. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của từng hợp đồng
cũng như sự uy tín, độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức
nhất định trong việc giao kết hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thể.
Vì hợp đồng cũng là một giao dịch dân sự,
nên căn cứ Điều 119 BLDS 2015, hợp đồng dân sự có các hình thức sau:
(i) Hình thức bằng
lời nói: các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của
hợp đồng. Hình thức này thường được áp dụng đối với những trường hợp các bên đã
có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng mà sau
khi giao kết, thực hiện sẽ chấm dứt. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền, hay đi mua đồ ở chợ...
(ii) Hình thức bằng
văn bản: Các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một
văn bản chứa đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và các bên cũng ký tên
xác nhận vào văn bản. Hợp đồng bằng văn bản là chứng cứ pháp lý vững chắc hơn
so với hình thức bằng lời nói khi có xảy ra tranh chấp. Vì vậy, trong thực tế, những giao
dịch quan trọng, có giá trị lớn thì nên thực hiện bằng hình thức văn bản và
trong trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải
được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân
theo quy định đó.
Ngoài
ra, những giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông
điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao
dịch bằng văn bản.
(iii) Hành vi cụ
thể: Hợp đồng có thể thực hiện bằng các các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử
chỉ cơ thể…) miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu
và thoả thuận giao kết trên thực tế. Ví dụ: gửi xe ở nhà xe...
Ngoài những trường hợp pháp luật bắt buộc
hợp đồng phải được giao kết theo một hình thức nhất định (như hình thức văn bản
có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký) thì các bên có thể tự do lựa chọn một
trong những hình thức nói trên. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình cũng
như tạo ra những chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn khi có xảy ra tranh chấp thì
các bên nên lựa chọn hình thức bằng văn bản và tốt hơn, nếu có điều kiện thì
nên thực hiện việc công chứng, chứng thực ngay cả khi không bắt buộc.
3.
Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp những điều khoản mà
các chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những
quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Điều
398 BLDS 2015 quy định như sau:
"1. Các bên trong hợp đồng
có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2.
Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a)
Đối tượng của hợp đồng;
b)
Số lượng, chất lượng;
c)
Giá, phương thức thanh toán;
d)
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ)
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e)
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g)
Phương thức giải quyết tranh chấp."
Trong
tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà trong hợp đồng này các
bên không cần phải thỏa thuận nhưng trong một hợp đồng khác các bên buộc phải
thỏa thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài những nội
dung cụ thể này các bên còn có thể thỏa thuận xác định với nhau thêm một số nội
dung khác. Vì vậy có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của hợp đồng
thành ba loại sau đây:
(i) Những điều khoản cơ bản: Là
những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, là những điều khoản
không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thể thỏa thuận được
về những điều khoản đó thì xem như hợp đồng không thể giao kết được. Ví dụ:
điều khoản về đối tượng của hợp đồng, giá cả trong hợp đồng mua bán tài sản...
(ii) Những điều khoản thông thường:
Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng,
các bên không thỏa thuận trước những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã
mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Ví dụ: Theo
quy định tại Điều 435, Điểm b Khoản 2 Điều 277 BLDS 2015, địa điểm giao tài
sản là động sản trong hợp đồng mua bán tài sản là tại nơi cư trú hoặc trụ sở của
bên có quyền (bên mua) nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm
giao tài sản (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận).
(iii) Những điều khoản tùy nghi: Là
những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa
thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
Cần phân biệt giữa điều của hợp đồng và
điều khoản của hợp đồng. Điều khoản của hợp đồng là những nội dung các bên đã
cam kết thỏa thuận, trong khi đó, điều của hợp đồng là hình thức thể hiện những
điều khoản đó. Vì vậy, có thể trong một điều của hợp đồng có thể chứa đựng
nhiều điều khoản nhưng cũng có trường hợp một điều khoản được ghi nhận trong
nhiều điều tùy vào sự thỏa thuận của các bên nhưng nhìn chung. Trong hợp đồng
thì mỗi điều khoản thường được thể hiện bằng một điều.
Các loại điều khoản trong hợp đồng có thể
chuyển hóa lẫn nhau tùy từng trường hợp và một điều khoản trong hợp đồng có thể
là điều khoản cơ bản, có thể là điều khoản thông thường nhưng cũng có thể là
điều khoản tùy nghi. Ví dụ: điều khoản về địa điểm giao hàng sẽ là điều khoản
cơ bản của hợp đồng nếu khi giao kết các bên có thỏa thuận cụ thể về nơi giao
hàng nhưng nó sẽ là điều khoản thông thường nếu các bên không có thỏa thuận (vì
điều khoản đó sẽ mặc nhiên được thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp
luật), mặt khác địa điểm giao hàng sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên có
thỏa thuận cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực
hiện nghĩa vụ giao hàng.
Ngoài ra, trong hợp đồng dân sự còn có thể
có phụ lục của hợp đồng. Điều 403 BLDS 2015 quy định về phụ
lục hợp đồng như sau:
"1. Hợp đồng có thể có
phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp
đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với
nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản
trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu
lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp
đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó
trong hợp đồng đã được sửa đổi."(Còn nữa...)
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét