Căn cứ Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), quyền
sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Đó cũng chính là
nội dung quyền sở hữu.
1.
Quyền
chiếm hữu
1.1.
Khái
niệm
Các
hình thức chiếm hữu bao gồm:
i. Chiếm hữu ngay tình
Điều
180 BLDS 2015 quy định, chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người
chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Ví dụ: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của chính mình, người được chủ sở hữu ủy
quyền quản lý có giấy ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu...
ii. Chiếm hữu không ngay
tình
Điều
181 BLDS 2015 quy định, chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu. Ví dụ: A nhìn thấy bò nhà bà B chạy sang nhà mình, biết rằng đó
là bò của nhà B nhưng A vẫn không trả lại vì cho rằng bò tự chạy sang nhà mình.
iii. Chiếm hữu liên tục
Căn
cứ Khoản
1 Điều 182 BLDS 2015, chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện
trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó
hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi
tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
iv. Chiếm hữu công khai
Theo
Khoản
1 Điều 183 BLDS 2015, chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực
hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng
theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản
của chính mình.
Việc
chiếm hữu liên tục hay công khai không là căn cứ để suy đoán rằng người chiếm hữu
là ngay tình căn cứ theo Khoản 2 Điều 182 và Khoản 2 Điều 183 BLDS 2015.
Về vấn đề suy đoán tình trạng và quyền
của người chiếm hữu, theo quy định tại Điều 184 BLDS 2015, người chiếm hữu
được suy đoán là ngay tình, ngay cả khi có tranh chấp đối với tài sản đó; người
cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. Người chiếm hữu
ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng
hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật dân sự và luật
khác có liên quan. Cụ thể, theo Điều 236 BLDS 2015, người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường
hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
1.2.
Phân
loại
Có
các quyền chiếm hữu sau:
i.
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Theo Điều 186 BLDS 2015, chủ sở
hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản
của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
ii.
Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản
Theo Điều 187 BLDS 2015, người
được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó
trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định; và họ không thể
trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo trường hợp chiếm hữu ngay
tình, công khai và liên tục.
iii.
Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
Theo Điều 188 BLDS 2015, khi
chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung
không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện
việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch; họ chỉ được
chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng
ý. Người được giao tài sản cũng không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản
được giao theo trường hợp chiếm hữu ngay tình, liên tục và công khai.
2.
Quyền
sử dụng
2.1.
Khái
niệm
Căn
cứ Điều
189 BLDS 2015, quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2.2.
Phân
loại
Có
các quyền sử dụng sau:
i.
Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Căn cứ Điều 190 BLDS 2015, chủ sở
hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc
làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác.
ii.
Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu
Căn cứ theo Điều 191 BLDS 2015, người
không phải là chủ sở hữu chỉ được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu
hoặc theo quy định của pháp luật.
3.
Quyền
định đoạt
3.1.
Khái
niệm
Theo
Điều
192 BLDS 2015, quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản,
từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Thông thường, việc định đoạt
tài sản được thực hiện thông qua những giao dịch dân sự. Do đó, theo Điều
193 BLDS 2015, điều kiện để thực hiện việc định đoạt tài sản là phải do
người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái với quy định của pháp luật;
trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải
tuân theo trình tự, thủ tục đó, chẳng hạn như việc đầu giá tài sản...
3.2.
Phân
loại
Có
các quyền định đoạt tài sản sau:
i.
Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Theo Điều 194 BLDS 2015, chủ sở
hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu,
tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy
định của pháp luật đối với tài sản.
ii.
Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Theo Điều 195 BLDS 2015, người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có
quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Ngoài
ra, pháp luật còn quy định một số hạn chế quyền định đoạt. Theo Khoản
1 Điều 196 BLDS 2015, quyền định đoạt chỉ được hạn chế trong trường hợp
do luật quy định. Chẳng hạn, theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và
Gia đình 2014, trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi,
lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định
đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Khoản 2 Điều 196 BLDS 2015
còn quy định, khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa
theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua; trường
hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy
định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua
cho các chủ thể đó.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét