Chế tài thương mại thường được một trong các bên áp dụng khi xuất hiện những yếu tố sau:
-
Hành vi vi phạm hợp đồng: hành vi này có thể thực hiện không đúng hoặc
không đầy đủ dẫn đến hợp đồng không thực hiện đúng như đã cam kết.
-
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra:
hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại.
Bên cạnh đó, bên vi phạm sẽ
được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nếu thuộc một trong các trường
hợp quy định tại Điều 294 Luật thương mại 2005 nếu chứng minh được, cụ thể như
sau:
-
Xảy ra
trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
-
Xảy ra sự
kiện bất khả kháng;
-
Hành vi
vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
-
Hành vi
vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Tùy theo sự thỏa thuận giữa các
bên trong việc ký kết hợp đồng mà mỗi bên sẽ thực hiện các nghĩa vụ cho nhau và
xác định trách nhiệm cho nhau nếu xảy ra các trường hợp vi phạm hợp đồng. Mặt
khác, pháp luật thương mại dành hẳn một chương để quy định về các cách xử lý,
áp dụng một số biện pháp cơ bản nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh trong
quá trình thực hiện hợp đồng.
Luật thương mại 2005 có quy
định một số chế tài trong thương mại từ điều 292 đến điều 316, cụ thể như sau:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Quy định tại Điều 297 Luật thương mại 2005.
Căn
cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm hợp
đồng và có yếu tố lỗi của bên vi phạm.
Biểu
hiện: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp
đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm
phải chịu chi phí phát sinh (khoản
1).
Trong
thời gian áp dụng chế tài này bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt
hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Trường hợp bên
vi phạm không thực hiện chế tài này trong thời gian do bên bị vi phạm ấn định
thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài khác để bảo vệ quyền lợi của mình (Điều 299).
Phạt vi phạm
Quy định tại Điều 300 Luật thương mại 2005.
Căn
cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm hợp đồng và có yếu tố lỗi của bên vi phạm, mặt khác điều khoản này cũng phải có sự thỏa thuận của các chủ thể về việc
áp dụng biện pháp phạt hợp đồng và không cần có thiệt hại do hành vi
vi phạm cũng có thể áp dụng.
Biểu
hiện: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm
hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm
quy định tại Điều 294 của Luật này.
Các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong hợp đồng được
giao kết. Tuy nhiên mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức
phạt đối với nhiều vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị
vi phạm (Điều
301).
Bồi thường thiệt hại: bên vi phạm bồi thường
những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Quy định tại Điều 302 Luật thương mại 2005.
Căn
cứ: Có hành vi vi phạm hợp
đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt
hại gây ra và có yếu tố lỗi của bên vi phạm (Điều 303).
Nếu
các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại. Nếu các bên có thỏa thuận phạt vị phạm thì bên bị vi
phạm có quyền áp dụng cả 2 chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Không cần có sự thỏa thuận và biện pháp này sẽ được áp dụng khi có
hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho chủ thể bị vi phạm trên thực tế.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Là hình thức chế tài theo đó 1 bên tạm thời
không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Quy định tại Điều 308 Luật thương mại 2005.
Căn
cứ:
-
Xảy
ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận hành vi vi phạm này là điều kiện để
tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Khoản
1);
-
Một
bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Khoản 2).
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn còn
hiệu lực, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 309).
Bên
tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải báo cho bên kia biết về việc tạm
ngừng. Trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên kia.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Là việc 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Quy định tại Điều 310 Luật thương mại 2005.
Căn
cứ:
-
Xảy
ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng (Khoản 1);
-
Một
bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng (Khoản 2).
Khi hợp
đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm 1
bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán
hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại theo quy định của Luật thương mại (Điều 311).
Bên
đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia về việc đình
chỉ
Hủy bỏ hợp đồng: là hình thức chế tài theo đó 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa
vụ HĐ làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Quy định tại Điều 310 Luật thương mại 2005.
Căn
cứ hủy bỏ hợp đồng:
-
Xảy
ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng (Khoản 1);
-
Một
bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Khoản 2).
Các biện pháp khác
Bên cạnh các chế tài được quy định nêu trên các bên thoả
thuận về các hình thức chế tài. Tuy nhiên việc thỏa thuận đó không trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Như vậy, trong quan hệ thương mại, giữa các chủ thể khi giao kết
hợp đồng có thể thỏa thuận về các chế tài xử lý vi phạm trong bản hợp đồng ký
kết giữa các bên. Khi một trong các bên vi phạm có thể sẽ phải chịu các hình
thức chế tài nêu trên trừ trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét