Theo Điều 241 Luật thương mại 2005 thì Quá cảnh hàng hóa là việc
vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ
Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay
đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian
quá cảnh.
Hai bên chủ thể của hoạt động
quá cảnh hàng hóa bao gồm:
-
Bên cung ứng dịch vụ: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
pháp luật có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistic
(Điều 39 Nghị định 187/2013/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế);
-
Bên thuê dịch vụ: là tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu hàng hóa quá
cảnh. Và, tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt
Nam phải thuê thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện.
Theo khái niệm về dịch vụ quá
cảnh được nêu ra tại Điều 249 Luật thương mại 2005 thì ngoài các yếu tố trên,
chủ thể kinh doanh dịch vụ còn bắt buộc là thương nhân có đăng ký kinh doanh
dịch vụ quá cảnh hàng hóa phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 242 Luật thương mại 2005 quy định về hàng hóa trong hoạt động quá cảnh thì Mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân
nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ cần làm thủ tục hải quan
tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất theo quy định của pháp luật, trừ các trường
hợp sau đây:
-
Hàng hóa
là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm
cao khác, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
-
Hàng hóa
thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được quá cảnh lãnh
thổ Việt Nam khi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.
Tại Điều 251 Luật thương mại 2005 nêu rõ Hai bên chủ thể của hoạt động quá cảnh hàng hóa cùng
thỏa thuận ký kết hợp đồng quá cảnh hàng hóa. Hợp đồng này phải được lập thành
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo Khoản 1 Điều 246 Luật
thương mại 2005 thì thời gian quá cảnh: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ
tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt
Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét