g) Đối với tội
đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam:
Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán
trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”.
-
Hai là, triệt
tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân
thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu
tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành
vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không
như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố
trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu pháp luật hình sự, đó chính là đối tượng
tác động của các quan hệ xã hội:
Một là, phải đảm bảo đúng
tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong
đó, đối tượng của tội phạm này là các chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó
phân hủy cần phải được loại trừ tại Phụ lục A Công ước Stockholm:
- Chất thải nguy hại: khỏan
13 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường: “13. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính
nguy hại khác.”
-
Chất hữu cơ khó phân hủy (POPs): với 4 đặc tính chính:
+
Độc tính cao: được chứng minh là có ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái và sức
khỏe cộng đồng.
+
Khó phân hủy: bền vững cao đối với quá trình phân hủy tự nhiên, tồn tại trong một
thời gian dài khi phát thải vào môi trường.
+
Khả năng di chuyển phát tán xa: có thể si chuyển xa khỏi nguồn phát thải ban đầu
theo gió, các dòng chảy hay nhờ vào các loài di cư.
+
Khả năng tích tụ sinh học cao: hấp thụ dễ dàng vào các mô mỡ và tích tụ trong
cơ thể của các sinh vật sống (tích tụ sinh học) theo chuỗi thức ăn.
Hai là, phải đảm bảo đúng
tiêu chuẩn về định mức:
- Các chất thải nguy hại hoặc
chất hữu cơ khó phân hủy theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm từ
1.000 kg trở lên.
- Các chất thải khác có khối
lượng từ 300.000 kg trở lên.
·
Điều kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng
khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố được. Các hành vi của tội này là đưa
các chất thải hoặc các chất hữu cơ khó phân hủy cần phải được loại trừ tại phụ
lục A Công ước Stockholm vào lãnh thổ Việt
Nam thông qua nhiều phương tiện như đường biển, đường bộ, đường hàng không,...
- Nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy
thác nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm
hóa học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không đảm bảo tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường.
- Thông qua đường nhập lậu,
qua các đường tiểu nghạch để chuyển chất thải vào Việt Nam, quá cảnh các chất
thải nguy hại qua Việt Nam.
- Không thực hiện những hành
vi quản lý chất thải nhằm ngăn chặn những chất thải nguy hại vào Việt Nam theo
Điều 4 Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu.
Hai là, hậu quả của hành vi
này không là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm. Theo đó, hậu quả gây ra là:
- Thiệt hại vật chất: những
chất thải sau khi nhập về sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường, ảnh hưởng
đến đời sống của con người là chính.
- Thiệt hại phi vật chất: gây
ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi
trường.
Bốn là, hành vi tác động là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành
vi mà không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như phân tích ở trên thì vẫn bị khởi tố
hình sự.
Năm là, triệt tiêu được chủ
thể phạm tội: nếu chủ thể được ủy quyền không biết được hành vi nhập khẩu chất
thải của mình là không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Sáu là, triệt tiêu được thời
điểm hoàn thành tội phạm: khi chủ thể phạm tội chưa nhập những chất thải trái
phép qua biên giới Việt Nam.
Bảy là, triệt tiêu được phương
pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi: chủ thể phạm tội không chủ đích lên kế hoạch
thực hiện hành vi này, không có tổ chức thực hiện hành vi nhập khẩu trái phép;
đã thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn không đưa các chất thải vào lãnh thổ
Việt Nam nhưng không có hiệu quả hoặc không kịp.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi của hành vi này là lỗi cố
ý, động cơ và mục đích là nhằm phân tán các chất thải trái phép vào lãnh thổ Việt
Nam. Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
- Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường, con người, các quy định bảo vệ môi trường của Nhà nước.
- Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích
gây nguy hại đến môi trường, gây hậu quả về môi trường sau này.
Nhận xét
Đăng nhận xét