Chuyển đến nội dung chính

TỘI PHẠM PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG (PHẦN 6)


d) Đối với tội gây ô nhiễm môi trường: 

Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·        Điều kiện về chủ thể:
-                 Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”.
-                 Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-                 Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·        Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu pháp luật hình sự, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
Một là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này là các chất thải chứa trong không khí, nguồn nước, đất.
Tại khoản 12, 13 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014:
“12. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
13. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.”
Hai là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về định mức:

- Chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định pháp luật tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 3.000 kilôgam trở lên;
- Nước thải từ 5.000 mét khối (m3)/ngày trở lên có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
- Nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 02 lần trở lên;
- Nước thải có lưu lượng 5.000 mét khối (m3)/ngày trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
- Bụi, khí thải 300.000 mét khối (m3)/giờ trở lên vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
- Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
- Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 02 lần trở lên.

·        Điều kiện khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố được. Các hành vi của tội này bao gồm:
- Gây ô nhiễm môi trường: tại khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014: 8. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”
- Gây ô nhiễm không khí: là hành vi cố ý thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép gây hậu quả nghiêm trọng.
§    Thải vào không khí các loại khói, bụi (thường do các nhà máy, công trình, phương tiên giao thông cơ giới thải ra môi trường), chất độc hại (như các loại khí SO2, NO2, CO, chì,...).
§    Phát bức xạ (như tia X, tia Rơ-ghen, bức xạ laze, hạ âm và siêu âm,...), chất phóng xạ (ở thể rắn, lỏng hoặc khí có độ phóng xạ riêng lớn hơn 70kBq/kg) vào không khí quá tiêu chuẩn cho phép.
- Gây ô nhiễm nguồn nước: là hành vi thải vào nguồn nước (như sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, biển,...) dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc có yếu tố độc hại khác gây hậu quả nghiêm trọng.
- Gây ô nhiễm đất: là hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép gây hậu quả nghiêm trọng.

Hai là, những hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm bao gồm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam;
b) Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên;
c) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần;
d) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;
đ) Xả ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
e) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;
g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam;
h) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
i) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.

Ba là, hành vi phạm tội này chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng mới là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội. Theo đó, hậu quả gây ra là:
- Thiệt hại vật chất: gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người (như mắc các bệnh về hô hấp, COPD - ung thư phổi, bệnh tả, bệnh lỵ Amip, baanhj giun sán,...), động vật và thực vật, gây hậu quả về lâu dài, khó chữa trị và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
- Thiệt hại phi vật chất: gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, các biện pháp ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Bốn là, hành vi tác động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành vi mà không dẫn đến hậu quả như phân tích ở trên thì vẫn bị khởi tố hình sự.
Năm là, triệt tiêu yếu tố phương pháp, thủ đoạn phạm tội: nếu chủ thể phạm tội chưa kịp áp dụng hoặc đã dùng những phương pháp để giảm bớt lượng rác thải nhưng không thể hoặc khó phân hủy; hành vi xả thải tác động đến môi trường lâu dài về mặt thời gian mới gây ra ô nhiễm hoặc chủ thể chỉ xả thải một lượng nhỏ rác thải và không lường trước được hậu quả sau đó.
Sáu là, triệt tiêu được thời điểm tội phạm hoàn thành: khi chủ thể phạm tội chưa hoàn thành hành vi thải các chất thải ra môi trường hoặc khi các chất thải thải ra ít, chưa gây được tình trạng ô nhiễm đáng kể.
·        Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi của hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm xử lý các chất thải không đúng kỹ thuạt pháp luật quy định về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
-  Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hoặc chưa gây ra thiệt hại về vật chất, phi vật chất.

-  Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích gây ô nhiễm môi trường.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...