Thông qua việc quy định pháp luật hình sự chi tiết về các tội danh mà pháp nhân thương mại phải
chịu thì nội dung chính mà pháp luật hướng đến việc quản lý các tội phạm liên
quan đến thuế chung này là:
a) Khách thể:
Hành vi
phạm tội này xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực,
làm thất thu ngân sách Nhà nước.
Đối tượng
của hành vi phạm tội này là các nghĩa vụ thuế mà Nhà nước buộc pháp nhân phải
nộp. Đối tượng của hành vi phạm tội bao gồm một trong các bộ phận sau:
Một là,
chủ thể của quan hệ xã hội: cơ quan thuế.
Hai là,
nội dung của các quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội trong thi hành các chính sách
thuế.
Ba là, đối
tượng của các quan hệ xã hội: là các loại thuế mà pháp nhân có nghĩa vụ phải
nộp và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
- Thuế
thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như thuế giá trị gia
tăng, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường: các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, dịch
vụ của pháp nhân đều chịu bởi những loại thuế khác nhau.
- Thuế
thu nhập: gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp: đánh vào thu
nhập của cá nhân hoặc của doanh nghiệp để đưa một phần thu nhập đó vào ngân
sách nhà nước.
- Thuế sử
dụng đất, thuế tài nguyên,...: khi hoạt động thương mại của pháp nhân có sử
dụng một số tài sản của nhà nước như đất đai, tài nguyên,...
b) Mặt khách quan:
- Hành vi: hành vi trốn thuế; in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu
nộp ngân sách nhà nước.
Những hành vi này đều được biểu hiện hoặc là tự chủ thể phạm tội
tự mình thực hiện hành vi phạm tội hoặc là ủy quyền người khác thực hiện thay
mình. Mặt khác những hành vi này đều xâm phạm không những đến chính sách quản
lý thuế của Nhà nước ta,
mà còn đến an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
khác, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát và ngăn chặn hành vi phạm
tội này.
Được thể hiện dưới dạng hành
động.
- Hậu quả: do những hành vi này gây ra là thiệt hại vật chất hoặc
phi vật chất;
- Mối quan hệ nhân – quả: đơn
trực tiếp. Quan hệ nhân quả này chỉ cần có một hành vi trái pháp luật đóng vai
trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm. Bản thân sự vận động nội tại của hành
vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả.
- Những yếu tố khác:
· Phương tiện, công cụ phạm tội: dùng những hóa đơn khống, hóa đơn kê khai không đúng
số lượng, chất lượng hàng hóa thực tế; những hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã
ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số; những hóa đơn, chứng từ trái phép khác
dùng để thu nộp ngân sách nhà nước.
· Phương pháp, thủ đoạn phạm tội: thực hiện hành vi bằng việc khai báo những hóa đơn
khống; in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước một cách trái phép.
· Thời điểm hoàn thành tội phạm: tính từ thời điểm pháp nhân thực hiện xong các giao
dịch mua bán hóa đơn, chứng từ trái phép; in, phát hành những hóa đơn đó.
c) Chủ thể: là
pháp nhân thương mại. Vì tự
bản thân pháp
nhân có thể nhận thức và điều
khiển được hành vi phạm tội của mình hoặc của những người đại diện cho pháp
nhân đó.
d) Mặt chủ
quan: bao gồm:
- Yếu tố lỗi: của hành vi này là lỗi cố ý.Vì
chủ thể phạm tội nhận thức rõ được rằng hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trái phép của mình là nguy hiểm
cho xã hội nhưng vì muốn thu được lợi nhuận cao nên họ vẫn tiếp tục thực hiện
hành vi đó và đã đoán trước được hậu quả xảy ra nếu bị phát hiện.
- Động cơ của chủ thể phạm
tội là nhằm thu lợi bất chính.
- Mục đích: của chủ thể phạm
tội là nhằm trốn tránh việc thực hiện hiện nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế
hoặc để nộp tiền thuế ít hơn mức thuế phải nộp.
Nhận xét
Đăng nhận xét