Gia công trong thương mại là một trong các hành vi
thương mại cụ thể, được quy định trong Luật thương mại và các văn bản pháp luật
liên quan khác.
Điều 178 Luật
thương mại nêu khái niệm về gia công trong thương mại: là hoạt động thương mại, theo đó bên
nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt
gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo
yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Điều 542 Bộ
luật dân sự 2015 ghi rõ: Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt
gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Vậy tóm lại,
hợp đồng gia
công trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công
sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật kiệu của bên đặt gia công để
thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa
theo yêu cầu của bên đặt gia công với mục đích là hưởng thù lao, còn bên đặt
gia công nhận sản phẩm và trả tiền thù lao.
Đối với hàng hóa gia công (Điều 180
Luật thương mại 2005).
-
Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp
hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.
-
Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu
thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm
nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép.
Ngoài ra, hàng hóa phải là
hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc Danh
mục I Nghị định 187/2013/NĐ-CP và là những
hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường, không thuộc danh mục
cấm kinh doanh theo quy định tại văn bản hợp nhất 19/VBHN-BTC và Phụ lục I Nghị
định 59/2006/NĐ-CP.
Đối với chủ thể thực hiện: bao
gồm bên đặt gia công và bên nhận gia công. Trong hợp đồng phải có ít nhất 1 bên là thương nhân,
và bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng LTM thì các quan hệ về gia công
trong thương mại mới chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại, ngược lại thì quan
hệ này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.
Đối với bên là thương nhân cần
có một số đặc điểm sau:
-
Có giấy phép kinh doanh.
-
Có ngành hàng phù hợp với hoạt động gia công.
Theo Điều 6 Luật thương mại
2005 bao gồm các điều kiện về thương nhân: Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Hợp đồng gia công phải được lập thành
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 179
Luật thương mại 2005).
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét