Chuyển đến nội dung chính

CÁC ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA (PHẦN 1)



Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng, đặc biệt là trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được.
Nội dung của điều khoản cơ bản trong hợp đồng đều là những nội dung mà hai bên ký kết đã thỏa thuận và thống nhất.

Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 có nêu ra các định nghĩa:
8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

a. Chủ thể thực hiện hợp đồng
Điều kiện về năng lực pháp luật, năng lực hành vi
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
-            Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
-            Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
-            Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều kiện được phép thực hiện hành vi mua bán hàng hóa
Đối với chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân (thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài - hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế): Theo Điều 6 Luật thương mại 2005 bao gồm các điều kiện về thương nhân: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa và không nhằm mục đích sinh lời, được điều chỉnh bởi Luật thương mại khi các bên chọn Luật thương mại để áp dụng.

b. Định nghĩa các khái niệm trong hợp đồng
Các khái niệm có liên quan đến đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm làm rõ những thuật ngữ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của hai bên để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Định nghĩa các khái niệm trong hợp đồng dịch vụ có thể nằm ở mục đầu tiên của hợp đồng.
c. Đối tượng hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng này là những hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường, không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định tại văn bản hợp nhất 19/VBHN-BTC và Phụ lục I Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại quy định: Hàng hóa bao gồm:
-            Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
-            Những vật gắn liền với đất đai.
Trong hợp đồng mua bán, đối tượng được liệt kê ngay tại điều khoản đầu tiên trong hợp đồng ngay sau phần giới thiệu các chủ thể trong hợp đồng.

d. Giá trị hợp đồng
Căn cứ, cơ sở tính giá trị hợp đồng:
Dựa trên những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận và ký kết, theo đó bao gồm những chi phí mà bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để nhận được hàng hóa.
Các nghĩa vụ liên quan đến giá trị hợp đồng (Thuế VAT, chi phí kho bãi, chi phí
lắp đặt…Có thể bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng.
- Phí mua hàng.
- Phí giao hàng.
- Phí khi bãi.
- Những chi phí khác mà bên bán yêu cầu bên mua thanh toán trong hợp đồng.

Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...