2.
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
(Điều 48):
“1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở
hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất
đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây
thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất,
công khai xin lỗi người bị hại.”
Để triệt
tiêu các biện pháp tư pháp hình sự này, pháp nhân thương mại cần phải có các điều kiện sau:
- Trong trường hợp do “vô ý” gây ra thiệt hại về tài sản như dùng tài sản
trong trường hợp phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc trong tình thế cấp thiết.
- Tài sản bị thiệt hại là do nhiều thành phần khác nhau tác động vào nằm
ngoài dự đoán của chủ thể đó, không thể khắc phục kịp thời và không mong muốn
thiệt hại xảy ra.
- Tài sản đó đã bị thiệt hại trước đó nhưng chưa bị phát hiện, khi chủ thể
chiếm đoạt mới phát sinh thiệt hại.
- Chủ sở hữu và chủ thể phạm tội có yếu tố “cấu kết” nhau.
- Chủ sở hữu “cho” tài sản hoặc để lại thông qua thừa kế, ủy quyền, chuyển
giao quyền sở hữu cho chủ thể phạm tội.
- Chủ sở hữu biết việc chiếm đoạt tài sản của chủ thể phạm tội nhưng vẫn mặc
cho chủ thể phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại.
- Tại thời điểm phạm tội chưa gây ra được thiệt hại về vật chất lẫn tinh
thần và thiệt hại phát sinh sau một khoảng thời gian dài và do nhiều yếu tố tác
động khác gây ra.
- Thiệt hại gây ra không lớn và có thể khắc phục, sửa chữa được.
3.
Khôi phục lại tình trạng ban đầu: chủ thể
phạm tội buộc phải khôi phục lại tình trang ban đầu của vật thể được sử dụng để
thực hiện hành vi phạm tội.
Để triệt
tiêu các biện pháp tư pháp hình sự này, pháp nhân thương mại cần phải có các điều kiện sau:
- Vật
không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Thiệt
hại gây ra là do lỗi “vô ý”.
- Tài sản đó đã bị thiệt hại trước đó nhưng chưa bị phát hiện, khi chủ thể
chiếm đoạt mới phát sinh thiệt hại.
- Chủ sở hữu và chủ thể phạm tội có yếu tố “cấu kết” nhau.
- Tài sản bị thiệt hại là do nhiều thành phần khác nhau tác động vào nằm
ngoài dự đoán của chủ thể đó, không thể khắc phục kịp thời và không mong muốn
thiệt hại xảy ra.
- Tại thời điểm phạm tội chưa gây ra được thiệt hại về vật chất lẫn tinh
thần và thiệt hại phát sinh sau một khoảng thời gian dài và do nhiều yếu tố tác
động khác gây ra.
4.
Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra: chủ thể phạm tội đã không thực hiện những biện pháp nhằm khắc phục, ngăn
chặn hậu quả mà ý thức để mặc hậu quả tiếp tục xảy ra.
Để triệt
tiêu các biện pháp này, pháp nhân cần phải có các điều kiện sau:
- Khi chủ
thể phạm tội không kịp thực hiện những biện pháp khắc phục nhằm ngăn chặn thiệt
hại xảy ra, không mong muốn thiệt hại xảy ra.
- Thiệt
hại không thể ngăn chặn được dù có áp dụng những biện pháp đó.
- Thiệt
hại gây ra chưa lớn và chưa đủ để chủ thể phạm tội áp dụng những biện pháp này.
- Những
biện pháp này được áp dụng nhưng lại gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại ban
đầu.
- Chủ thể
phạm tội không có mục đích để mặc cho thiệt hại tiếp tục xảy ra.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét