h)
Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức
ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật
nuôi:
Để tránh tình trạng
bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này
cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”,
“không che giấu”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể:
thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi
phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn
kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy
nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó
chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
-
Một là, phải đảm bảo đúng tiêu
chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình
sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này chỉ bao gồm thức
ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng,
vật nuôi.
§ Thức ăn chăn nuôi: Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi
ăn, uống ở dạng tươi, sống
hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
§ Phân bón: gồm phân bón hữu cơ (phân xanh làm từ xác cây cỏ chết, rơm
rạ,...; phân chuồng; phân hữu cơ vi sinh; phân hữu cơ khoáng;...) và phân bón
hóa học (phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK, phân SA,...)
§ Thuốc thú y: là đơn chất hoặc hỗn hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc xin,
chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm
phòng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh
trưởng, sinh sản của động vật.
§ Thuốc bảo vệ thực vật: là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có
tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh
vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo
quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
·
Điều kiện về mặt khách quan:
-
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm
về mặt hành vi sản xuất, buôn bán
thì mới khởi tố
được:
§ Hành vi sản xuất hàng giả là thức ăn chăn
nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi:
là hành vi tạo ra các loại là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo
vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi có nhãn hiệu, kiểu dáng, nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa giống như những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất,
nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường (tức là hàng thật). Chủ thể phạm tội có
thể tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi giả hoặc chỉ tham gia
vào một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả như chỉ đóng gói hoặc
dán nhãn hiệu để tạo ra hàng giả;
§ Hành vi buôn bán hàng giả là thức ăn chăn
nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi:
là hành vi mua đi bán lại mà biết rõ là hàng giả nhằm thu lợi bất chính.
-
Hai là, phải đảm bảo đúng tiêu
chí về định mức của hàng giả:
hành vi phạm tội với số lượng hàng giả lớn; nếu hàng giả không thể định giá được
bằng tiền thì căn cứ vào giá trị mà chủ thể phạm tội đã mua hoặc giá trị thật nếu
như đem bán loại hàng giả đó để làm căn cứ xác định số lượng bao nhiêu là lớn.
-
Ba là, phải
đảm bảo đúng tiêu chí về trị giá của hàng giả:
§ Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên
tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
§ Hàng giả tương đương với với số lượng của hàng
thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000
đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá
ghi trong hóa đơn;
§ Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính
theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với
với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng
trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm
vi điều chỉnh của Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định
31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng,
bảo vệ và kiểm dịch thực vật; đã bị kết án về các tội vận chuyển trái phép hàng
hóa, sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, chưa được xóa
án tích.
-
Ba là, hậu quả do hành vi gây ra là những thiệt hại vật chất
và phi vật chất cho xã hội như tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người; những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...; xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công
nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm,
hàng hóa là hàng thật; và không là dấu hiệu bắt buộc
mà chỉ dùng để định khung hình phạt. Vì vậy phải đảm bảo về định mức của thiệt
hại gây ra: gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng.
-
Bốn là, hành vi tác động là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Tuy nhiên việc vẫn thực hiện đúng hành vi nhưng không dẫn đến hậu quả như phân tích trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Năm là,
triệt tiêu thời điểm hoàn thành phạm tội: là thời điểm chưa thực hiện hoặc thực
hiện chưa đến cùng việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân
bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, chưa gây ra
sự nhầm lẫn lừa dối cho khách hàng hoặc chưa gây ra thiệt hại như trên.
-
Sáu là,
triệt tiêu địa điểm phạm tội: hành vi phạm tội chưa qua biên giới hoặc từ khu
phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
-
Bảy là, tẩu
tán mức độ hình phạt phải chịu nếu chủ thể phạm tội có những đóng góp tích cực
trong việc thực hiện các chính sách xã hội.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi là lỗi cố ý, động cơ, mục đích phạm tội là nhằm thu lợi nhuận bất chính. Tuy nhiên vẫn có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng
cách:
-
Hành vi
phạm tội chưa hoàn thành đến mục đích cuối cùng là gây nhầm lẫn, lừa dối người
tiêu dùng.
-
Có thể triệt
tiêu được động cơ về hành vi phạm tội nếu chủ thể phạm tội không nhằm mục đích
chính là thu lợi nhuận; hoặc thu lợi nhuận chưa lớn (dưới 100.000.000 đồng).
-
Yếu tố lỗi
có thể được triệt tiêu nếu chủ thể phạm tội không nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm, không ngăn chặn kịp thời và không mong muốn hậu quả xảy ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét