Kiến nghị - Giải pháp về việc
áp dụng nội dung quy định pháp luật:
a)
Đối với tội buôn lậu: để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp
nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này
cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”,
“không che giấu”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể:
thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi
phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn
kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy
nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự cho pháp nhân thương mại, đó
chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
-
Một là, phải đảm bảo đúng tiêu
chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình
sự được. Trong đó:
§ Hàng nhập
lậu là những loại hàng hóa được
liệt kê tại khoản 7 Điều Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
§ Hàng cấm là những loại hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm được liệt kê trong Phụ
lục 1 – danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh được quy định trong văn bản
hợp nhất số 19/VBHN-BTC nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện kèm
theo Điều 4 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006.
§ Tiền Việt Nam bao
gồm tiền mặt, ngân phiếu, trái phiếu, các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ có giá
trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
§ Kim khí quý là
các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim
khí quý theo danh mục tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN quy định về
phân loại, đóng gói, giao nhận, kim khí quý, đá quý do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch
kim,...
§ Đá quý là các
loại đá tự niên và các thành phẩm từ đá quý theo Danh mục tại khoản 1 Điều 3
Thông tư 17/2014/TT-NHNN quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận, kim khí
quý, đá quý do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như: kim cương, ruby, emorot, saphia, ngọc
trai và các loại đá quý khác.
§ Di vật, cổ vật
hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa do Nhà nước quy định tại Điều 4 Luật di
sản văn hóa 2001 ngày 29/06/2001 kèm theo Điều 1 Luật di sản văn hóa 2009 sửa
đổi, bổ sung Luật di sản văn hóa 2001, ngoại trừ danh lam thắng cảnh.
-
Hai là, phải đảm bảo đúng tiêu
chí về định mức:
§ Hành vi buôn bán trái phép hàng cấm với số lượng
lớn, giá trị lớn hoặc số lượng chưa lớn nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính,
đã bị kết án về các tội vận chuyển trái phép hàng hóa, sản xuất, buôn bán, tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, chưa được xóa án tích. Có thể liệt kê một số
mặt hàng cấm điển hình như sau:
-
Hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên theo quy định
tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 25 Nghị định 185/2013/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm.
-
Hàng cấm là pháo nổ, theo quy định tại Khoản 2.3, 2.4, 2.5 Thông tư liên tịch số
06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với cấc hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo
nổ và thuốc pháo thì:
“2.3 Mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 10 kg đến
dưới 50 kg (được coi là số lượng lớn) hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử phạt
hành chính, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.4 Mua bán, vận
chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 50 kg đến dưới 150 kg (được
coi là số lượng rất lớn) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.5 Mua bán, vận
chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ có số lượng từ 150 kg trở lên (được coi là số
lượng đặc biệt lớn) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
§ Hàng cấm không thể định giá được bằng tiền thì
căn cứ vào giá trị mà chủ thể phạm tội đã mua hoặc giá trị thật nếu như đem bán
loại hàng cấm đó để làm căn cứ xác định số lượng bao nhiêu là lớn.
§ Là hàng cấm và giá trị về văn hóa, lịch sử rất
lớn như di tích lịch sử văn hóa;
§ Hành vi phạm tội được thực hiện nhiều lần và mỗi
lần hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có trị giá trên
200.000.000 đồng hoặc dưới 200.000.000 đồng (đã bị xử phạt vi phạm hành chính)
nhưng tổng số các lần cộng lại có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên thì vẫn bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
·
Điều kiện về mặt khách quan:
-
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm
về mặt hành vi buôn lậu thì mới khởi tố được: là hành vi buôn bán trái phép hàng cấm, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý qua biên giới hoặc từ khu phi
thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
-
Hai là, hành vi đó triệt tiêu được điều kiện về xử phạt vi phạm
hành chính hay không? Là, hành vi chưa bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa
bị kết án về các tội vận chuyển trái phép hàng hóa, sản xuất, buôn bán, tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm, hàng giả; đã được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi khác không phải là hành vi buôn lậu hoặc là hành vi vận
chuyển trái phép hàng hóa, sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm,
hàng giả.
-
Ba là, đảm
bảo được số lần thực hiện hành vi: hành vi được thực hiện lần đầu và thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng.
-
Bốn là, hậu quả do hành vi gây ra là những thiệt hại vật chất
và phi vật chất cho xã hội như tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người; những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...; xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của
người tiêu dùng; và không là yếu tố bắt buộc để cấu
thành tội phạm này. Tuy nhiên vẫn có thể triệt tiêu được hậu quả gây ra nếu
hành vi chưa gây ra thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn.
-
Năm là, hành vi tác động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Tuy
nhiên việc vẫn thực
hiện đúng hành vi nhưng không dẫn đến hậu quả như
phân tích trên thì sẽ không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Năm là, triệt tiêu yếu tố địa điểm phạm tội là dấu hiệu bắt buộc:
Là hành vi buôn bán trái phép không thông qua biên giới từ lãnh thổ Việt Nam
qua các nước khác hoặc ngược lại thông qua đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường
hàng không.
-
Sáu là,
triệt tiêu thời điểm hoàn thành phạm tội: là thời điểm hàng cấm chưa đưa được
qua biên giới.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp), động cơ là để thu lợi bất hợp pháp. Tuy nhiên vẫn có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng
cách:
-
Chủ thể
phạm tội chưa đưa được hàng cấm qua biên giới hoặc qua khu phi thuế quan.
-
Động cơ của
chủ thể phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Để cấu thành
tội thì chủ thể phải có mục đích duy nhất đó là kinh doanh kiếm lời, thu lợi
nhuận bất chính trên 100.000.000 đồng từ hành vi buôn lậu.
-
Yếu tố lỗi
có thể được triệt tiêu nếu chủ thể phạm tội không nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm, không ngăn chặn kịp thời và không mong muốn hậu quả xảy ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét