Thông qua việc quy định chi tiết về các tội danh mà
pháp nhân phải chịu thì nội dung chính mà pháp luật hướng đến việc quản lý các
tội phạm liên quan đến hàng hóa chung này là:
a) Khách thể: hành vi phạm tội
này xâm phạm đến chính sách quản lý của nhà nước ta bao gồm cả trong nước và quốc tế. Đồng thời xâm hại đến nền sản
xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại đến quyền và lợi ích
của người tiêu dùng.
Đối tượng của hành vi phạm tội: liên quan đến hàng hóa mà Nhà nước cấm hoặc hạn chế
kinh doanh, bao gồm hàng giả và hàng cấm kinh doanh. Đối tượng của hành vi phạm
tội bao gồm một trong các bộ phận sau.
§ Một là, chủ thể của quan hệ xã hội: người tiêu
dùng.
§ Hai là, nội dung của các quan hệ xã hội: Quan
hệ xã hội trong quản lý chất lượng phân phối, lưu thông hàng hóa.
§ Ba là, đối tượng tác động của các quan hệ xã
hội:
·
Hàng cấm là tại khoản
6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định: “Hàng cấm gồm hàng hóa kinh doanh; hàng hóa cấm lưu
hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam”. Danh
mục hàng cấm được liệt kê trong Phụ lục 1 – danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh được quy định trong van bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC nghị định quy định
chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện kèm theo Điều 4 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày
12/06/2006.
·
Hàng nhập lậu: theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng thì “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng
nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng
hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông
trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa
khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian
lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị
trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có
hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của
pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của
pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy
định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
·
Hàng giả: khoản 8 Điều 3 Nghị
định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng
cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công
dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên,
tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử
dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b)
Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc
đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất
lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người,
vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã
đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất
ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt
chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất
lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất
đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng
hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương
mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc
giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng
hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp
hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy
định tại Điều 213
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
h) Tem,
nhãn, bao bì giả.
b) Mặt khách quan:
-
Hành vi khách quan: là
hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển hàng giả, hàng cấm, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, những vật phẩm thuộc
di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa
hoặc ngược lại.
-
Những
hành vi này đều được biểu hiện hoặc là tự chủ thể phạm tội tự mình thực hiện
hành vi phạm tội hoặc là ủy quyền người khác thực hiện thay mình. Mặt khác
những hành vi này đều xâm phạm không những đến chính sách quản lý của Nhà nước
ta bao gồm cả trong nước và quốc tế, mà còn đến an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, gây khó khăn trong công tác quản
lý, kiểm soát và ngăn chặn hành vi phạm tội này.
-
Được thể
hiện dưới dạng hành động.
-
Hậu quả
do những hành vi này gây ra là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất.
-
Mối quan
hệ nhân – quả: đơn trực tiếp. Quan hệ nhân quả này chỉ cần có một hành vi trái
pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm. Bản thân sự vận động
nội tại của hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến
hậu quả.
-
Những yếu
tố khác:
·
Phương tiện,
công cụ phạm tội: dùng những hóa đơn khống hoặc giấy tờ đã khai báo sai để vận
chuyển hàng hóa cấm, tiền tệ trái phép bằng nhiều phương tiện khác nhau như bằng
đường hàng không, đường thủy, đường bộ,...
·
Phương
pháp, thủ đoạn phạm tội: thực hiện hành vi bằng việc khai báo không đúng với số
lượng, tính chất của mặt hàng (khai báo ít lại hoặc nhiều hơn số lượng thực tại,
mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác,...); không có giấy tờ hoặc giả mạo giấy
tờ đối với những mặt hàng bị cấm, không được phép lưu thông, vận chuyển qua
biên giới,... hoặc trốn tránh sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền ở
khu vực biên giới (như đi vòng qua cửa khẩu,...).
·
Thời điểm
hoàn thành tội phạm: tính từ thời điểm đưa hàng cấm, hàng giả, hàng nhập lậu
qua biên giới một cách trái phép hoặc cho lưu thông trên thị trường nội địa.
c)
Chủ thể: là pháp nhân thương mại. Vì tự bản thân pháp nhân có thể nhận thức
và điều khiển được hành vi phạm tội của mình hoặc của những người đại diện cho
pháp nhân đó.
d)
Mặt chủ quan: bao gồm:
-
Yếu tố lỗi: của hành vi này là lỗi cố ý.Vì chủ thể phạm tội nhận thức rõ
được rằng hành vi sản
xuất, buôn bán hàng giả trái phép của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì muốn thu được lợi
nhuận cao nên họ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đó và đã đoán trước được hậu quả
xảy ra nếu bị phát hiện.
-
Động cơ của chủ thể phạm tội là nhằm
buôn bán kiếm lợi bất chính.
-
Mục đích
mà chủ thể phạm tội hướng đến là kết quả sau cùng của hành vi phạm tội.
Nhận xét
Đăng nhận xét