Hợp đồng lao động là sự thoả thuận
giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện
làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (Điều 15 Bộ luật
Lao động 2012)
1.
Giao
kết hợp đồng lao động
1.1. Hình
thức hợp đồng (Điều 16 BLLĐ 2012)
-
Hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản và làm thành 02 bản trừ trường hợp đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng
thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
1.2. Người
giao kết hợp đồng (Điều 18 BLLĐ 2012, Điều 3 Nghị định
05/2015/NĐ-CP)
-
Bên người sử dụng lao động: người giao kết hợp đồng thuộc một trong các trường
hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Chủ hộ gia đình;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp những người này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Chủ hộ gia đình;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Trường hợp những người này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bên
người lao động: người giao kết hợp đồng thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
- Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
1.3. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động (Điều 21 BLLĐ 2012, Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP)
- Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều
người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã
giao kết.
- Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao
kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và
người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao
động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động
của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả
lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động
theo quy định của pháp luật.
b) Khi hợp đồng lao động
mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử
dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế
tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử
dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao
kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và
người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì
người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền
lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động
của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả
lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế
thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm y tế.
b) Khi hợp đồng lao động
mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt
buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử
dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao
động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm
tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
1.4. Loại hợp đồng lao động
(Điều 22 BLLĐ 2012)
-
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp
đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b)
Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp
đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12
tháng đến 36 tháng.
c)
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng.
-
Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hết
hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu
không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng xác định thời hạn trở thành hợp
đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ trở thành hợp
đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
-
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn
thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
-
Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên
từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi
làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc
nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
1.5. Thử việc
(Điều 26 - Điều 29 BLLĐ 2012, Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
- Người
sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận việc thử việc và có thể giao
kết hợp đồng thử việc (Khoản 1 Điều 26 BLLĐ 2012);
-
Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì không phải thử việc (Khoản 3
Điều 26 BLLĐ 2012);
-
Thời gian thử việc (Điều 27 BLLĐ 2012):
+
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn,
kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+
Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn
kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ.
+
Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Chỉ
được thử việc một lần đối với một công việc.
-
Thông báo kết quả thử việc (Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
+ Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết
thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử
việc không quá 60 ngày hoặc không quá 30 ngày, người sử dụng lao động phải
thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử;
trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc,
người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
+ Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
+ Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc khác, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
- Tiền lương trong thời gian thử việc (Điều 28 BLLĐ 2012)
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai
bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
2.
Thực hiện hợp đồng
2.1. Tạm chuyển lao động (Điều
31 BLLĐ 2012, Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
- Điều kiện, thời gian tạm chuyển
+ Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao
động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
+ Thời
gian tạm chuyển: Người sử dụng lao động
đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ
60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người
lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý
của người lao động bằng văn bản.
- Thủ
tục tạm chuyển (Khoản 2 Điều 31 BLLĐ 2012)
+ Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với
hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước
ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc
phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
+ Trường hợp tạm chuyển lao động đối với người lao động là
cán bộ công đoàn không chuyên trách phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp
hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Trong
trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao
động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải
chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường
hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành
công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao
động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.
(Khoản
7 Điều 192 BLLĐ 2012).
2.2. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (Điều 32, Điều 33 BLLĐ 2012)
- Các trường hợp tạm hoãn (Điều 32 BLLĐ 2012):
+ Người lao động đi làm
nghĩa vụ quân sự.
+
Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình
sự.
+
Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
+
Lao động nữ mang thai.
+ Các
trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về thỏa thuận tạm
hoãn hợp đồng lao động khi được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn
góp của Nhà nước như sau:
"1. Người sử dụng lao động và người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con làm chủ sở hữu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng;
b) Người lao động được cấp có thẩm quyền cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
2. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng là thời gian người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con."
"1. Người sử dụng lao động và người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con làm chủ sở hữu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng;
b) Người lao động được cấp có thẩm quyền cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
2. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng là thời gian người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con."
- Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn (Điều 33
BLLĐ 2012, Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP):
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp
đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao
động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không
thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải
thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động
làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được
công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc
mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp
đồng lao động mới.
3.
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động (Điều 35 BLLĐ 2012)
-
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3
ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được
thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ
lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Đối với sửa đổi
thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động được thực hiện theo Điều 5 Nghị định
05/2015/NĐ-CP như sau:
"Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần
bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao
kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao
tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại
Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động."
- Trong
trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp
đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Nhận xét
Đăng nhận xét